👉 Chú ý: Quý vị lướt xuống dưới bài thấy ô “See Full Article” màu xanh, thì bấm vào nút ấy để xem đầy đủ nội dung bài viết nhé. Xin cảm ơn !
Harrison Forman (1904-1978) là một phóng viên ảnh nổi tiếng, đồng thời là nhà thám hiểm từng đi du hành khắp thế giới và ghi lại những cuộc hành trình của mình với 50.000 bức ảnh giá trị, trong có có 20 tấm chụp Sài Gòn năm 1950. Được mệnh danh là Marco Polo thời hiện đại. Dường như Forman đã đến đúng những nơi vào đúng thời điểm xảy ra và ghi chép lại được những sự kiện lịch sử quan trọng.
Forman đã đến Cao nguyên Tây Tạng vào năm 1932 và quay phim Ban Thiền Lạt Ma tại Tu viện Labrang, vào thời điểm rất hiếm người phương Tây có mặt ở đó. Ông có mặt ở Ba Lan vào những ngày đầu tiên của thế chiến 2 để chụp lại những hình ảnh lịch sử khi Đức Quốc Xã xâm lược nước này. Trong thế chiến 2, ông cũng có mặt ở Trung Quốc và phỏng vấn Mao Trạch Đông. Và năm 1950, trong những năm cuối cùng của Pháp tại Đông Dương, Forman có mặt ở Sài Gòn trong thời điểm nơi này là thủ phủ của Quốc Gia Việt Nam – Chính quyền do Quốc trưởng Bảo Đại đứng đầu nhưng do Pháp đứng sau hậu thuẫn. Những hình ảnh trong bài này được Forman chụp lại cho thấy Sài Gòn vẫn phần nào thể hiện được vị thế của một Hòn ngọc Viễn Đông.