Bộ ảnh màu hiếm chụp cảnh đường phố Sài Gòn năm 1953, hơn 70 năm trước _sgx

👉 Chú ý: Quý vị lướt xuống dưới bài thấy ô “See Full Article” màu xanh, thì bấm vào nút ấy để xem đầy đủ nội dung bài viết nhé. Xin cảm ơn !

Nhiếp ảnh màu đã được nhân loại phát minh ra từ những năm cuối thế kỷ 19, nhưng lúc đó vẫn chưa được phổ thông. Đến năm 1935, có một cuộc cách mạng về ảnh màu nổ ra khi hãng Kodak giới thiệu loại phim màu mới với tên gọi Kodachrome. Đến khoảng thập niên 1950, khi công nghệ mới này bắt đầu được thương mại hóa rộng rãi, thì ảnh màu phim Kodachrome cũng đã bắt đầu chụp lại cảnh đường phố Sài Gòn, đó là bộ ảnh sau đây, được chụp gào năm 1953, và 1 vài tấm chụp năm 1954, những năm sau cùng của Việt Nam thời Pháp thuộc:

Taxi Sài Gòn lúc này chưa có màu xanh như thời điểm sau 1955
Góc ngã tư Rue d’Ormay và Catinat, từ 1955-1975 là ngã tư đổi tên đường thành Nguyễn Văn Thinh – Tự Do, nay là ngã tư Mạc Thị Bưởi – Đồng Khởi – Mạc Thị Bưởi. Xe đang lưu thông trên đường d’Ormay, ở bìa phải nhìn thấy Khách sạn Continental Palace ở phía xa trên đường Catinat
Ngay góc đường này là tiệm cafe Imperial. Căn nhà của tiệm này ngày nay vẫn còn giữ nguyên kiến trúc, chưa bị thay đổi

Trong hình này có thương xá Eden bên phải hình, bùng binh Bồn Kèn và Nhà Hát Opera (người Pháp gọi là Théâtre municipal). Từ 1955-1961, tòa nhà này là trụ sở Quốc Hội, từ 1967-1975 là trụ sở Hạ Nghị Viện, sau 1975 trở lại công năng ban đầu là Nhà Hát
Théâtre municipal và quảng trường trước nhà hát. Khu đất này mang tên là Công trường Lam Sơn từ năm 1955 cho đến nay, còn trước đó người Pháp gọi là Place Francis Garnier
Saigon Garage – trụ sở hãng SEIC (Société d’Exploitation Industrielle et Commerciale), nằm ở ngã tư Charner – Bonard (nay là Nguyễn Huệ – Lê Lợi), bên hông Công trường Lam Sơn
Saigon Garage và bùng binh Bồn Kèn

Bên trái hình này là cửa hàng bán xe hơi của ông Bainier (nằm phía sau bồn phun nước của bùng binh Bồn Kèn). Đây là năm cuối cùng mà tòa nhà này tồn tại. Bởi vì sau khi ông Bainier mất năm 1941 tại Sài Gòn, vợ con của ông tiếp tục việc kinh doanh đến năm 1953 thì trở lại Pháp, khi đó vợ chồng hoàng thân Ưng Thi (cháu nội của Tùng Thiện Vương) và Nguyễn Thị Nguyệt Nga mua lại tòa nhà Bainier để xây khách sạn REX. Bên phải hình này là Dinh Xã Tây – Tòa Đô Chánh

Bùng binh Bồn Kèn, nhìn thẳng là đại lộ Charner (từ 1955 tới nay là Nguyễn Huệ) hướng ra sông Sài Gòn, bên phải là Grands Magasins Charner (từ năm 1960 đổi thành Thương xá TAX)
Mái hiên của Grands Magasins Charner (GMC), tòa nhà này được xây năm 1921, hoàn thành năm 1924 (không phải là năm 1880 như nhiều chỗ viết sai)

GMC bên phía đại lộ Bonard (nay là Lê Lợi)
SCAMA Ford Vedette, văn phòng của xe Ford nằm ở số 28 Bonard (nay là đường Lê Lợi), nằm sát ngay bên phải của tòa nhà GMC (thương xá TAX)
Bonard Avenue, nay là đường Lê Lợi. Vỉa hè góc đường Bonard – Maréchal De Lattre de Tassigny. Đường Maréchal De Lattre de Tassigny chính là đường Mac Mahon cũ, sau 1955 là đường Công Lý, nay là đường NKKN
Vỉa hè đường Maréchal De Lattre de Tassigny (Công Lý), bên kia đường là chùa Ấn Độ ở gần góc đường Bonard
Tiệm thuốc tây góc đường Maréchal De Lattre de Tassigny – Bonard (Công Lý-Lê Lợi), sát bên nhà sách Khai Trí
Hình ảnh bệnh viện Cliniquе Saint-Paul tại địa chỉ số 280 Lеgrand dе la Lirayе. Từ năm 1955, đường này đổi tên thành Phan Thanh Giản. Bệnh viện Saint-Paul còn có các tên khác là Dưỡng đường Saint-Paul, Bệnh xá Saint-Paul, là bệnh viện tư nhân hoạt động từ năm 1938, đến năm 1976 thì bị quốc hữu hóa và đổi thành Bệnh viện Mắt như hiện nay. Ngày này người Sài Gòn vẫn quen gọi đây là bệnh viện Xanh Pôn (Saint Paul)
Cô chủ tiệm xinh đẹp trong tiêmk bàng đồ lưu niệm trên đường Catinat (đường Tự Do), nay là Đồng Khởi. Trên đường này ngày nay vẫn là nơi có nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm

Một số hình ảnh chụp ở khu vực quanh Chợ Sài Gòn (nay là chợ Bến Thành) và Ga xe lửa Sài Gòn (nay là công viên 23/9):

Rue Viénot, sau 1955 tới nay là đường Phan Bội Châu – Cửa Đông chợ Sài Gòn

Bến xe ngựa trước chợ Sài Gòn và Ga Sài Gòn

Lề đường Lê Lai, bên hông ga xe lửa

Một số hình ảnh ở Chợ Lớn:

Đường Rieunier (sau 1955 là đường Lương Nhữ Học) nhìn từ ngã tư đường Quang Trung (đường Cây Mai cũ) với đường Rieunier (nay là Nguyễn Trãi – Lương Nhữ Học). Vỉa hè lượn cong nơi bìa trái hình chính là góc đường Nguyễn Trãi. Đường Lương Nhữ Học hơi uốn cong nên phía xa nhìn thấy dãy nhà liền với dãy nhà ở bên phải con đường này. Từ chỗ người chụp hình này đi tới trước khỏang 600m là ra tới kinh Tàu Hủ. Phía trước xe tải màu đen (ở phía xa) là ngã tư Đồng Khánh (lúc này tên là Des Marins) với đường Lương Nhữ Học
Xích lô máy trên đường Tổng Đốc Phương, nay là Châu Văn Liêm. Thẳng phía trước là 3 tháp nước Cholon cạnh đường Thuận Kiều
Đường Sept Congregations (sau 1955 tới nay là đường Lão Tử) nhìn về phía đường Tổng Đốc Phương (nay là Châu Văn Liêm)
Hội Quán Ôn Lăng, còn được gọi là chùa Ôn Lăng, chùa Quan Âm hay chùa Ông Lào; là ngôi chùa của người Việt gốc Hoa, hiện nằm tại số 12 đường Lão Tử, phường 11, quận 5. Lúc này đường còn mang tên Pháp là Sept Congregations

Một vài hình khác trước Hội Quán Ôn Lăng đường Sept Congregations:

Một số hình ảnh ở vườn bách thảo (Thảo Cầm Viên):

Cầu tàu khu Quân cảng Bến Bạch Đằng

Đông Kha – chuyenxua.net biên soạn
Hình ảnh: manhhai flickr

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *