👉 Chú ý: Quý vị lướt xuống dưới bài thấy ô “See Full Article” màu xanh, thì bấm vào nút ấy để xem đầy đủ nội dung bài viết nhé. Xin cảm ơn !
Rév Miklós là nhiếp ảnh gia Hungary, sinh năm 1906 tại Sátoraljaújhely và mất tại Budapest vào tháng 5/1998.
Ông là Chủ tịch Hội nhiếp ảnh gia Hungary. Ông có chuyến thăm Hà Nội vào đầu năm 1959 và ghi lại những những ảnh tuyệt đẹp này. Thời điểm đó, khác với Sài Gòn, ở Hà Nội không có nhiều hình ảnh được chụp lại, vì vậy đây là một bộ ảnh hiếm hoi:
Hình ảnh chợ Đồng Xuân những ngày đầu năm (trước tết Kỷ Hợi). Đây là ngôi chợ lớn nhất Hà Nội đã có từ đầu triều Gia Long, được Pháp xây dựng lại năm 1890, với năm vòm cửa và năm nhà dài 52m, cao 19m, mặt tiền theo kiến trúc Pháp, gồm năm phần hình tam giác có trổ lỗ như tổ ong, lợp mái tôn. Kiến trúc này vẫn còn lại cho tới nay sau hơn 130 năm.
Cảnh họp chợ hoa đông đúc trên phố Hàng Khoai được nhiếp ảnh gia ghi lại từ góc trên cao.
Cô gái bán cành đào Tết ở chợ Đồng Xuân, Hà Nội.
Phố Hàng Buồm, khu phố của người Hoa ở Hà Nội xưa. Bên trái là hai nhà thuốc cạnh nhau: Trung Hòa Đường và An Hòa. Thời Pháp thuộc, tên phố là Rue des Voiles.
Phố Hàng Buồm ngày nay thuộc phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm. Con phố dài gần 300 mét nằm theo hướng Đông – Tây, đầu phía Đông là ngã tư giao cắt với các phố Đào Duy Từ và Mã Mây, đầu phía Tây giao cắt với các phố Hàng Ngang, Hàng Đường và Lãn Ông. Hiện các sản phẩm bán chủ yếu trên phố là bánh kẹo, hạt dưa, hạt bí các loại, cùng với đó là các loại rượu bia, nước giải khát. Du khách đến đây còn có cơ hội thưởng thức các món thịt quay, bún, nộm…
Phố Hàng Bạc, nơi nổi tiếng với nghề kim hoàn. Vào thời thuộc Pháp, phố có tên tiếng Pháp là Rue des changeurs (phố của những người đổi tiền). Hàng Bạc có chiều dài khoảng 500 mét. Một đầu là ngã tư giáp với các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bồ, đầu còn lại giáp phố Hàng Mắm. Hàng Bạc nằm cách Hồ Hoàn Kiếm khoảng 300 mét. Du khách dạo quanh nơi đây sẽ được dịp tham quan và tìm hiểu nghề thủ công truyền thống, mua sắm các sản phẩm là đồ trang sức trơn thuần như nhẫn, khuyên tai, vòng xuyến, vòng bạc.
Hai vợ chồng trên phố Hàng Ngang. Có thể thấy phụ nữ Hà Nội xưa có gương mặt thanh tú, xinh đẹp.
Hai cậu bé xem phim thùng lưu động trên đường phố Hà Nội. Đây là xe chiếu phim lưu động, máy chiếu phim cỡ nhỏ 16 mm, thường là không có âm thanh. Chủ đề phim là đấm đá, mà trẻ con rất thích. Ông chủ xe phim kiêm luôn thuyết minh, mặc dù ông ta chẳng nhìn thấy gì trên màn hình, miệng ông “lốp bốp bốp, lát chát chát…”
Hai bên sườn xe là những lỗ để xem phim. Có tiền thì lỗ mở ra Những đứa trẻ trên trạc tuổi em Mỗi xuất xem 5 xu kéo dài 15 phút (số tiền này lúc đó tương đương một bát bún riêu cua ngon, so với túi tiền cũng là khá đắt). Hồi đó một phim trong rạp kéo dài 90 phút giá vé 2 hào đến 5 hào tuỳ vị trí ngồi.
Một góc phố cổ Hà Nội.
Phố cổ Hà Nội là tên gọi của một khu vực đô thị có từ lâu đời ở thủ đô, toạ lạc ngoài Hoàng thành Thăng Long. Nơi này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang nét truyền thống riêng biệt.
Phố Cầu Gỗ trong phố cổ Hà Nội.
Hai ông cháu đang ngồi uống nước tại một hàng vỉa hè trong trung tâm phố cổ.
Người Hoa ở phố Hàng Buồm, Hà Nội múa lân mừng Tết Kỷ Hợi – 1959
Góc ngã tư nổi tiếng của Hà Nội, là trung tâm của thủ đô Liên bang Đông Dương thời thuộc địa, trung tâm của khu phố Tây, ngã tư Tràng Tiền – Hàng Bài – Hàng Khay – Đinh Tiên Hoàng. Hình này được chụp từ trên nhà Bưu điện Tràng Tiền nhìn xuống đối diện. Thời điểm này, Hà Nội chỉ mới trải qua 5 năm sau thời thuộc địa, nên đường phố vẫn còn vương lại phần nào nét sống thời Pháp thuộc.
Pa-nô cổ động phát triển nông nghiệp bên bờ hồ Gươm. Lúc này miền Bắc đang trong năm thế 2 của kế hoạch 3 năm hồi phục kinh tế (1958-1960), cố gắng đạt mức 7,6 triệu tấn lương thực để đạt được bình quân 500kg/đầu người (Miền Bắc lúc đó 16 triệu dân).
Lương thực được hiểu là gạo, ngô, khoai sắn… chứ không phải gạo thuần tuý. Thời điểm này nông nghiệp năng xuất thấp, ở đồng bằng Bắc bộ cơm độn khoai, sắn, ở Bắc Trung Bộ từ Thanh Hoá trở vào không đủ gạo, khoai sắn để ăn. Liên Xô và Trung Quốc phải mua gạo các nước khác để giúp Việt Nam chống nạn đói.
Poster quảng cáo phim bên ngoài một rạp chiếu bóng ở Hà Nội.
Hai em bé bán lồng bàn gần bến tàu điện.
Mục đồng ở ngoại thành hà Nội.
Chú bé gánh nước trước cổng một ngôi chùa.