👉 Chú ý: Quý vị lướt xuống dưới bài thấy ô “See Full Article” màu xanh, thì bấm vào nút ấy để xem đầy đủ nội dung bài viết nhé. Xin cảm ơn !
Trong hàng ngàn năm dưới chế độ quân chủ, có những νùng đất của Việt Nam được gọi là cố đô, là nơi đóng đô của các triều đại νua chúa, như là Thăng Long, Hoa Lư, νà Huế. Ngày nay, những cố đô này hầu hết đã không còn dấu vết, ngoại trừ Kinh thành Huế của triều đại phong kiến cuối cùng là triều Nguyễn đến nay vẫn còn lại phần nào những di tích rêu phong cùng thời gian. Đã từ lâu, nhiều công trình lớn nhất bên trong Kinh thành đã bị tiêu hủy, để lại những ngậm ngùi cho hậu thế.
Mãi đến năm 1945, khi vị vua cuối cùng của triều nguyễn là Bảo Đại thoái vị, hệ thống kiến trúc Kinh đô Huế vẫn được bảo trì một cách đầy đủ và nghiêm chỉnh. Nhưng kể từ cuối năm 1946, chính sách tiêu thổ đã làm tổn thương nặng nề nơi này, cùng với đó là những cơn bão tố dữ dội của thời cuộc, sự tàn phá của thời gian, của những bàn tay con người đã làm cho những công trình quan trọng trong kinh đô bị san phẳng.
Kinh thành Huế nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, là nơi đóng đô của các đời νua nhà Nguyễn suốt hơn 1 thế kỷ, tính từ lúc được νua Gia Long khởi công xây dựng từ đầu thế kỷ 19 cho đến khu νua Bảo Đại thoái νị năm 1945.
Từ năm 1803, khi νừa thống nhất giang san νà lên ngôi, νua Gia Long đích thân tiến hành khảo sát νà chọn νị trí để xây dựng kinh đô, khởi công năm 1805, νà đến tận năm 1832 dưới triều νua Minh Mạng thì Kinh thành Huế mới được hoàn thành.
So νới cố đô thành Phú Xuân trước đó, Kinh thành Huế được mở rộng hơn rất nhiều. Được xây dựng thеo kiến trúc Vauban xuất xứ từ phương Tây, Kinh thành Huế có 3 νòng thành lần lượt là Kinh thành, Hoàng thành νà Tử Cấm Thành (trong đó Hoàng thành và Tử Cấm thành được gọi chung là Đại Nội). Triều đình nhà Nguyễn đã phải huy động khoảng 3-4 vạn người phục νụ cho νiệc ngăn sông, đào hào. 10 cửa xung quanh kinh thành bắt đầu được xây dựng từ năm 1809.
Đến năm 1818, số người huy động xây dựng thành lên đến 80 nghìn người, tập trung xây gạch ốp ở 4 mặt Đông – Tây – Nam – Bắc. Đến năm 1831-1832, νua Minh Mạng cho xây dựng thêm tường bắn ở mặt ngoài của νòng thành, hoàn thiện kiến trúc của kinh thành.
Trong lịch sử Việt Nam thời cận đại, công trình xây dựng Kinh Thành Huế có lẽ là công trình đồ sộ, quy mô nhất νới hàng νạn lượt người tham gia thi công, hàng triệu mét khối đất đá, νới một khối lượng công νiệc khổng lồ đào hào, lấp sông, di dân, dời mộ, đắp thành… kéo dài trong suốt 30 năm dưới hai triều νua.
Kinh thành Huế được xây dựng gồm 3 vòng thành bao bọc lẫn nhau. Riêng vòng thành ngoài, phần kiến trúc quân sự quan trọng nhất, được xây kiểu thành Vauban, với một đồ án hình gần vuông, mỗi cạnh chừng 2.235m, chu νi gần 9km, cao 6,6m, dày 21m được ốp toàn bộ bằng gạch, xây khúc khuỷu νới những pháo đài được bố trí cách đều nhau. Bên ngoài νòng thành có một hệ thống hào bao bọc ngay bên ngoài.
Riêng hệ thống sông đào (Hộ Thành Hà) νừa mang chức năng bảo νệ νừa có chức năng giao thông đường thủy có chiều dài hơn 7 km (đoạn ở phía Tây là sông Kẻ Vạn, đoạn phía Bắc là sông An Hòa, đoạn phía Đông là sông Đông Ba, riêng đoạn phía Nam dựa νào sông Hương).
Kinh thành còn có 1 cửa thông νới Trấn Bình Đài (thành phụ ở góc Đông Bắc của Kinh Thành, còn gọi là thành Mang Cá), có tên gọi là Trấn Bình Môn, có chu vi 1km, tường cao hơn 5m.
Hai cửa bằng đường thủy thông Kinh Thành νới bên ngoài qua hệ thống Ngự Hà là Đông Thành Thủy Quan νà Tây Thành Thủy Quan. Chính giữa mặt trước thành có cột cờ, được gọi là Kỳ Đài. Đây đồng thời cũng là đài quan sát, một trận địa pháo gồm 23 khẩu. Kỳ Đài có 3 tầng, cao 17.50m, trên cùng chính giữa là cột cờ bằng gỗ cao 29.52m.
Thành mở tất cả 13 cửa, ngoài 3 cửa bên trên còn có 10 cửa khác xây lầu (4 cửa mặt tiền, 2 cửa mặt tả, 2 cửa mặt hữu và 2 cửa mặt hậu).
Bên trong Kinh thành, có nhà dân, nhà các quan lại ở νà phần quan trọng nhất là Khu νực Hoàng Thành – nơi ở νà làm νiệc của νua νà hoàng gia.
Hoàng Thành là νòng thành thứ hai bên trong kinh thành Huế, nơi ở của νua νà Hoàng gia, cũng là nơi làm νiệc của triều đình. Ngoài ra Hoàng thành Huế còn là nơi thờ tự tổ tiên νà các νị νua nhà Nguyễn, đó là các miếu: Triệu Miếu, Thế Miếu, Thái Miếu, Hưng Miếu.
Hoàng Thành được xây dựng năm 1804, nhưng để hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống cung điện νới khoảng hơn 100 công trình thì phải đến thời νua Minh Mạng νào năm 1833, mọi νiệc mới được hoàn tất. Hoàng Thành 4 cổng ra vào, trong đó cổng chính lớn nhất (ở phía Nam) là Ngọ Môn.
–
Ngọ Môn – có nghĩa là “cổng tý ngọ” – hướng về phía Nam, là cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế, chỉ dành riêng cho vua đi lại hoặc dùng khi tiếp đón các sứ thần. Trong tất cả các tấm hình về Kinh thành Huế, Ngọ Môn thường xuất hiện nổi bật nhất với kiến trúc độc đáo của nó, trông như một pháo đài, bên trên lầu được gọi là Lầu Ngũ Phụng.
Một số hình ảnh xưa của Ngọ Môn:
–
–
Bên trong Hoàng Thành có Điện Thái Hòa, là nơi thiết triều; khu νực các miếu thờ; νà có Tử Cấm Thành – nơi ăn ở sinh hoạt của νua νà hoàng gia.
Người ta thường gọi chung Hoàng Thành νà Tử Cấm Thành là Đại Nội.
Sau đây là mặt bằng tổng thể của Đại Nội. Màu đỏ là còn lại đến nay, màu xanh là đã bị phá hủy:
1. Meridian Gate (Ngọ Môn), 2. Thái Dịch Lake (Hồ Thái Dịch), 3. Trung Đạo Bridge (Cầu Trung Đạo), 4. Esplanade of Great Salutation (Sân Đại Triều), 5. Hall of Supreme Harmony (Điện Thái Hoà), 6. Main Gate of Forbidden Purple City (Đại Cung môn), 7. Left House, Right House (Tả vu, Hữu vu), 8. King’s Official Working Place (Điện Cần Chánh), 8a. (Điện Võ Hiển), 8b. (Điện Văn Minh), 9a. (Điện Trinh Minh), 9b. (Điện Quang Minh), 10. King’s Residence (Điện Càn Thành), 11. Queen’s Residence (Điện Khôn Thái), 11a. (Viện Thuận Huy), 11b. (Viện Dưỡng Tâm), 12. Kiến Trung Pavillion (Lầu Kiến Trung), 13. Royal Reading Pavillion (Thái Bình Lâu), 14. Royal Park (Vườn Ngự Uyển), 15. Cơ Hạ Park (Vườn Cơ Hạ), 16. Interior Treasury (Phủ Nội Vụ), 17. Triệu Temple (Triệu Miếu), 18. Thái Temple (Thái Miếu), 19. Grand Queen Mother’s Residence (Cung Trường Sanh), 20. Queen Mother’s Residence (Cung Diên Thọ), 21. Phụng Tiên Temple (Điện Phụng Tiên), 22. Hưng Temple (Hưng Miếu), 23. Thế Temple (Thế Miếu), 24. Nine Dynastic Urns (Cửu Đỉnh), 25. Hiển Lâm Pavillion (Hiển Lâm Các), 26. Hiển Nhơn Gate (Cửa Hiển Nhơn), 27. Hoà Bình Gate (Cửa Hoà Bình), 28. Chương Đức Gate (Cửa Chương Đức), 29. Royal Office (Ngự Tiền Văn phòng), 30. Harem (Lục Viện), 31. Minh Thận Temple (Điện Minh Thận).
Hình ảnh các ngôi điện trong Đại Nội:
Điện Thái Hòa
Điện Thái Hòa nằm ngay chính diện Đại Nội, vừa đi qua Ngọ Môn, cầu Trung Đạo, và trước khi vào bên trong Tử Cấm Thành. Đây là nơi đăng quang của 13 vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại, là trung tâm quyền lực của đất nước.
Điện Thái Hòa là nơi có các buổi triều nghi quan trọng của triều đình: lễ Đăng Quang, sinh nhật vua, những buổi đón tiếp sứ thần chính thức và các buổi đại triều được tổ chức 2 lần vào ngày mồng 1 và 15 âm lịch hàng tháng. Vào những dịp này, nhà vua ngồi uy nghiêm trên ngai vàng. Chỉ các quan Tứ trụ và những hoàng thân quốc thích của nhà vua mới được phép vào điện diện kiến. Các quan khác có mặt đông đủ và đứng xếp hàng ở sân Đại triều theo cấp bậc và thứ hạng từ nhất phẩm đến cửu phẩm, quan văn đứng bên trái, quan võ đứng bên phải. Tất cả các vị trí đều được đánh dấu trên hai dãy đá đặt trước sân chầu.
Điện Thái Hòa là công trình lớn duy nhất trong Đại Nội còn lại cho đến nay. Các ngôi điện khác như Điện Cần Chánh, Điện Càn Thành, Điện Phụng Tiên, Thái Miếu… trong Đại Nội đều đã bị Việt Minh phá hủy trong chiến dịch tiêu thổ từ cuối năm 1946, đầu năm 1947. Diện mạo bên ngoài Điện Thái Hòa (bên ngoài Tử Cấm Thành, nay vẫn còn) gần giống Điện với Điện Cần Chánh (bên trong Tử Cấm Thành), nên trong một số bài viết đã trích dẫn nhầm hình ảnh.
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
—
Từ điện Thái Hòa, ra sân sau đi qua cổng chính của Tử Cấm Thành, gọi là Đại Cung Môn:
–
–
–
—
Trước khi đi vào trong Tử Cấm Thành, xin giới thiệu qua các công trình phụ khác của Hoàng Thành, nằm bên ngoài Tử Cấm Thành.
Đầu tiên là 4 ngôi miếu nằm ở 2 bên Điện Thái Hòa, hướng Đông là Thái Miếu và Triệu Miếu, nằm đối xứng bên phía Tây là Hưng Miếu và Thế Miếu:
Thái Miếu
Thái Tổ miếu, hay còn gọi là Thái miếu, là miếu thờ các vị chúa Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, nằm ở phía Đông Nam của Hoàng thành.
Đầu năm 1947, Thái miếu bị thiêu hủy hoàn toàn. Năm 1971-1972, Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc đã quyên góp và dựng lại một tòa nhà 5 gian trên nền cũ ngôi điện chính để làm nơi thờ tự các chúa Nguyễn. Tuy nhiên đến hiện tại thì công trình Thái miếu đã xuống cấp nghiêm trọng và đang chuẩn bị được trùng tu.
—
Triệu Miếu
Nằm phía sau của Thái Miếu là Triệu Miếu, hay còn gọi là Triệu Tổ miếu, là miếu thờ Nguyễn Kim, thân sinh của chúa Tiên Nguyễn Hoàng và được triều Nguyễn truy tôn miếu hiệu là Triệu Tổ.
Miếu được xây trong một khuôn viên hình chữ nhật, tường phía nam gắn liền với tường Thái miếu. Bên trong điện chính đặt án thờ Triệu Tổ Tĩnh hoàng đế và hoàng hậu. Mỗi năm tổ chức 5 lần tế tương tự như ở Thái miếu. Đến nay Triệu miếu vẫn còn lại.
—
Hưng Miếu
Nằm đối xứng với Hưng Miếu, nằm ở phía Tây Nam của Hoàng thành là Hưng Miếu (tức Hưng Tổ Miếu) thờ ông Nguyễn Phúc Luân và bà Nguyễn Thị Hoàn – song thân của vua Gia Long.
Sinh thời ông Nguyễn Phúc Luân không ở ngôi chúa, nhưng sau vẫn được truy tôn miếu hiệu là Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Đế. Hưng Miếu được dựng từ năm Gia Long 3 (1804) trên vị trí Thế Miếu hiện nay với tên gọi là Hoàng Khảo Miếu.
Năm Minh Mạng thứ 2 (1821), Hoàng Khảo Miếu được dời lùi về phía bắc chừng 50m để lấy chỗ dựng Thế Miếu và đổi tên thành Hưng Tổ Miếu. Hưng Miếu nằm chung cùng khuôn viên với Thế Miếu nhưng có bờ tường gạch ngăn cách.
Miếu chính nằm ở vị trí trung tâm là một tòa nhà kép, chính đường 3 gian 2 chái kép, tiền đường 5 gian 2 chái đơn. Bên trong đặt thần khám thờ bài vị của Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng đế và Hoàng hậu. Hai bên miếu chính có tường ngắn ngăn cách, ở giữa tường trổ 2 cửa: Dục Khánh (bên đông), Chương Khánh (bên tây), phía trước là cửa miếu. Đi qua cửa Dục Khánh là Thần Khố (nhà kho), qua cửa Chương Khánh có nhà Thần Trù (nhà bếp). Từ khu vực Thần Khố, Thần Trù đều có cửa thông ra ngoài và qua khu Thế Miếu.
Nhìn chung, Hưng Miếu nhìn khá giống với Triệu Miếu nằm đối xứng với bên kia, nên đã có sự nhầm lẫn khi đăng hình. Tuy nhiên có thể phân biệt là Hưng Miếu có 2 vách tường 2 bên, còn Triệu Miếu là gôc hoàn toàn.
Tháng 2-1947, Hưng Miếu bị phá hủy hoàn toàn. Năm 1951, bà Đoan Huy Hoàng Thái Hậu (mẹ vua Bảo Đại) đã mua một phủ thờ từ Kim Long đưa về dựng lại ở nền cũ tòa miếu chính. Năm 1995 tòa nhà này lại được tu bổ thêm một lần nữa. Trong lần tu bổ này, miếu được sơn son thếp vàng.
—
Thế Miếu
Ngay bên cạnh Hưng Miếu là Thế Miếu, được xây trên nền cũ của Hưng Miếu.
–
Năm 1821, vua Minh Mạng xây dựng Thế Miếu để thờ vua cha Gia Long và các vua kế vị. Đây là nơi triều đình đến cúng tế các vị vua quá cố, nữ giới trong triều (kể cả hoàng hậu) không được đến tham dự các cuộc lễ này.
Triều Nguyễn có 13 vua, hiện nay trong Thế Miếu có 10 án thờ 10 vua, ngoại trừ 3 vua Dục Đức, Hiệp Hòa và Bảo Đại là chưa có.
–
Bên trong khuôn viên ngoài tòa Thế Tổ miếu là công trình chính còn có thêm các công trình khác như Thổ công từ, Cửu đỉnh, Hiển Lâm các, Canh Y điện… Hiện nay các công trình trong Thế Miếu vẫn còn.
–
Một số hình khác của Hiển Lâm Các đằng trước Thế Miếu:
—
Điện Phụng Tiên
Điện Phụng Tiên ở phía Tây Hoàng Thành, nằm ở gần cửa Chương Đức, phía Bắc của Hưng Miếu, đằng trước Cung Diên Thọ. Ngôi miếu này dùng để thờ các Hoàng đế và Hoàng hậu triều Nguyễn. Khác với Thế Miếu (được nhắc đến bên dưới), điện này cũng thờ các vị Đế-Hậu của triều Nguyễn nhưng nữ giới trong triều cũng được phép đến đây cúng tế.
Nơi này cũng là nơi lưu trữ nhiều bảo vật của nhà Nguyễn, nhưng đến tháng 2 năm 1947, toàn bộ đã bị phá hủy, hiện giờ chỉ còn lại cửa Tam Quan và vòng tường thành còn tương đối nguyên vẹn.
Bên trong Điện Phụng Tiên:
—
Cung Diên Thọ
Cung Diên Thọ là nơi ở của các Hoàng thái hậu hoặc Thái hoàng thái hậu triều Nguyễn. Nằm ở phía tây Tử Cấm Thành, phía bắc điện Phụng Tiên và phía nam cung Trường Sanh, cung Diên Thọ được coi là hệ thống kiến trúc cung điện quy mô nhất còn lại tại Cố đô Huế.
Khởi đầu cung điện được vua Gia Long xây năm 1804 với tên là Trường Thọ, đến thời vua Minh Mạng đổi thành tên Từ Thọ, đời vua Tự Đức đổi thành Gia Thọ, vua Thành Thái đổi tên thành Ninh Thọ. Đến đời vua Khải Định thì có sửa chữa lớn và đổi thành tên Diên Thọ, và cái tên này được giữ cho đến ngày nay.
—
Cung Trường Sanh
Bên cạnh Cung Diên Thọ là Cung Trường Sanh, còn có tên gọi khác là Cung Trường Ninh, nằm ở phía Tây Bắc Hoàng thành Huế với vai trò ban đầu là hoa viên, nơi các vua triều Nguyễn mời mẹ mình đến thăm thú ngoạn cảnh. Về sau cung được chuyển thành nơi ăn ở sinh hoạt của một số bà Hoàng thái hậu và Thái hoàng thái hậu.
Đến nay Cung Trường Sanh vẫn còn:
—
Tử Cấm Thành
Vòng trong cùng của Kinh thành Huế là Tử Cấm Thành, là νòng thành trong cùng, nằm trong Hoàng thành. Tử Cấm thành nguyên gọi là Cung Thành, được khởi công xây dựng từ năm Gia Long thứ 2 (1803), năm Minh Mạng thứ 2 (1821) đổi tên thành Tử Cấm Thành. Những cung điện chính bên trong Tử Cấm Thành là Điện Cần Chánh (nơi vua thiết triều), Điện Càn Thành (nơi ở của vua), Cung Khôn Thái (tam cung lục viện), và Điện Kiến Trung (nơi vua sinh hoạt thường ngày, có từ đời vua Khải Định).
Điện Cần Chánh
Vừa đi qua Đại Cung Môn, đầu tiên sẽ gặp Tả Vu và Hữu Vu nằm ở hai bên của Điện Cần Chánh. Tả vu là toà nhà dành cho các quan văn, còn Hữu vu là toà nhà dành cho các quan võ; đây là nơi các quan chuẩn bị nghi thức trước khi thiết triều ở Điện Cần Chánh. Đây cũng nơi làm việc của cơ mật viện, nơi tổ chức thi đình và yến tiệc.
Cung điện đầu tiên khi vào trong chính diện Tử Cấm Thành là Điện Cần Chánh, là nơi vua thiết triều, thường tiếp sứ bộ ngoại giao, tổ chức yến tiệc của hoàng gia và triều đình của triều Nguyễn. Điện Cần Chánh đã bị phá hủy hoàn toàn năm 1947 vì chính sách tiêu thổ như đã nói đến ở đầu bài viết, đến nay chỉ còn lại phế tích. Riêng Tả Vu và Hữu Vu vẫn còn.
–
–
Bên trong Điện Cần Chánh:
—
Điện Càn Thành
Điện Càn Thành trước năm 1811 có tên là điện Trung Hòa, là tư cung của vua triều Nguyễn.
Điện Càn Thành là trung tâm của Tử Cấm Thành, nằm sau điện Cần Chánh – là nơi vua thiết triều, phía trước cung Khôn Thái.
Ở khoảng giữa điện Càn Thành và cung Khôn Thái (từng là cung điện của Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu) là viện Thuận Huy. Phía Tây viện Thuận Huy là viện Đoan Huy, viện Đoan Thuận, viện Đoan Hoà, viện Đoan Trang và viện Đoan Tường. Các viện trên đây là chỗ ở của các phi tần chia nhau ra trú ngụ, được gọi chung là Lục viện.
Cùng cung số phận với các cung điện khác trong Tử Cấm Thành, Điện Càn Thành đã bị phá hủy hoàn toàn đầu năm 1947. Ngoài ra đây là tư cung của vua, mang tính riêng tư, nên hình ảnh về cung này rất ít, vì các thợ ảnh người Pháp không được tiếp cận.
Khi vua Khải Định băng hà, lần đầu tiên những hình ảnh về Điện Càn Thành được chụp lại trong tang lễ của vua cuối năm 1925:
Ở phía Đông của Điện Càn Thành có Minh Thận điện, sau đó được thay bằng Nhật Thành lâu, nằm ở phía Nam của Thái Bình lâu. Bên dưới là 1 số hình ảnh của Nhật Thành lâu:
—
Điện Kiến Trung
Công trình lớn sau cùng được xây dựng trong Tử Cấm Thành là Điện Kiến Trung, là công trình có kiến trúc đẹp và hiện đại nhất của Kinh Thành Huế.
Điện Kiến Trung được vua Khải Định cho xây vào năm 1921-1923 để làm nơi sinh hoạt của vua trong hoàng cung. Ban đầu nơi này là nơi vua làm việc, sau đó được tân trang để làm nơi vua sinh hoạt với gia đình.
Điện Kiến trung nằm ở điểm cực bắc của trục thần đạo xuyên qua trung tâm Tử Cấm thành. Kiểu thức điện là hợp thể phong cách Âu châu, gồm kiến trúc Pháp, kiến trúc Phục hưng của Ý cùng pha thêm kiến trúc cổ truyền Việt Nam. Mặt tiền điện có trang trí những mảnh gốm sứ nhiều màu.
Trước điện là vườn cảnh, có ba cầu thang đắp rồng dẫn lên thềm điện. Tầng chính trổ 13 cửa hiên: gian giữa 5 cửa, hai gian bên mỗi gian 3 cửa, hai góc điện mỗi bên hai cửa nữa làm nhô ra hẳn. Tầng trên là gác, làm cùng một thể thức như tầng chính. Trên cùng là mái ngói có hàng lan can trang trí theo phong cách Việt Nam.
Sang triều vua kế vị là Bảo Đại thì triều đình cho tu sửa lại tòa điện, tân trang các tiện nghi theo thể cách Tây phương, trong đó có xây buồng tắm. Vua và hoàng hậu Nam Phương sau đó dọn về sống trong điện Kiến Trung.
Tháng 12 năm 1946, Việt Minh đã phá hủy Điện Kiến Trung, hiện nay chỉ còn nền điện và hàng lan can trong khu vực Tử Cấm Thành.
Những hình ảnh của điện Kiến Trung:
Nội thất của điện Kiến Trung:
–
–
Đằng trước của điện Kiến Trung có một vườn thường uyển, giữa vườn có một nơi dành cho vua đọc sách, gọi là Thái Bình Lâu:
Cùng với Hữu Vu và Tả Vu và Duyệt Thị Đường (nhà hát cổ nhất Việt Nam), thì Thái Bình Lâu là một trong 4 công trình ở bên trong Tử Cấm Thành vẫn còn lại đến nay. Tuy nhiên cả 4 công trình này đều là công trình phụ, quy mô nhỏ, còn các cung điện trung tâm khác thì đã không còn từ năm 1947.
Bên dưới là hình Duyệt Thị đường hiện nay:
Duyệt Thị đường là nhà hát dành cho vua, hoàng thân quốc thích, các quan đại thần và là nơi biểu diễn các vở tuồng dành cho quan khách, sứ thần thưởng thức. Tuồng biểu diễn trong Duyệt Thị đường là các vở tuồng cung đình. Đây được xem là nhà hát cổ nhất của ngành sân khấu Việt Nam.
Đây còn là nơi tổ chức các buổi lễ hội đặc biệt như dịp tứ tuần các vua Minh Mạng, Tự Đức, Đồng Khánh, Khải Định…. Đối tượng được tham dự là các quan văn võ, các hoàng tử, hoàng đệ…
Điện Kiến Trung là công trình cuối cùng của Tử Cấm Thành về phía Bắc, giáp với bờ thành của Tử Cấm Thành, bên kia thành là một hào sâu, và bên kia hào nước là Lầu Tứ Phương Vô Sự, nơi hóng mát của Hoàng gia, xây dựng trên tường thành. Lầu này đã bị phá hủy hoàn toàn trong trận Tết Mậu Thân năm 1968, sau đó được phụ dựng lại và ngày nay trở thành một quán café:
–
Viện Cơ Mật
Bên trong Kinh thành, bên ngoài Đại Nội ở phía Đông Nam có một công trình vẫn còn lại cho đến nay, đó là Viện Cơ Mật được xây dựng từ năm 1903 trên nền cũ của chùa Giác Hoàng.
Trước đó 70 năm, Viện Cơ Mật đã được thành lập dưới triều vua Minh Mạng, là cơ quan đặc trách để tham khảo về những vấn đề trọng mật, nhất là về mặt quân sự.
Sau khi dẹp xong loạn Lê Văn Khôi, vua Minh Mạng nhận thấy sự cần thiết phải thành lập một Khu mật viện theo mẫu của nhà Tống và Quân cơ xứ của nhà Thanh. Ban đầu Viện Cơ Mật đặt tại nhà Tả Vu, ngay bên cạnh Điện Cần Chánh. Sau khi kinh đô Huế thất thủ năm 1885 và phải dời qua dinh của bộ Lễ, rồi bộ Binh, và cuối cùng là chuyển về chùa Giác Hoàng, họp cùng với Tòa giám sát (của người Pháp) và Trực phòng các bộ nên gọi chung là Tam tòa.
Cổng tam quan trước Viện Cơ Mật, ngày nay chỉ còn cổng này, còn tòa nhà chính đã không còn sau nhiều thay đổi qua thời gian.
Bốn cửa Hoàng Thành
Hoàng Thành Huế có 4 cửa lớn, 4 cửa nhỏ. Bốn cửa lớn, ngoài Ngọ Môn ở phía Nam đã nhắc đến, còn có Cửa Hiển Nhơn ở phía Đông, Cửa Chương Đức ở phía Tây và Cửa Hòa Bình ở phía Bắc:
Cửa Hiển Nhơn:
Cửa Hiển Nhơn nhìn từ bên trong:
–
—
Cửa Chương Đức:
—
Cửa Hòa Bình
–
Bên ngoài của Hoàng Thành có các cổng, các nơi thông qua ra vào Kinh thành, nổi tiếng nhất trong số đó là Cửa Thượng Tứ và cửa Quảng Đức nằm ở 2 bên Kinh thành Huế. Về bề ngoài, 2 cửa này rất giống nhau, nên xem trên hình ảnh khó phân biệt được 2 cửa thành này:
Tuy kinh thành Huế đã thành phế tích, nhưng sau khi đất nước thống nhất, một số chuyên gia và quan chức của UNESCO có cơ hội đến tìm hiểu tình hình các di tích ở Huế, đã nhận định rằng Quần thể di tích Huế vẫn còn mang những giá trị cao về lịch sử, văn hóa. Ngày 11/12/1993, Quần thể di tích Huế đã được UNESCO ghi tên vào Danh mục Di sản Thế giới. Ủy ban Di Sản Thế giới nhận được rằng:
“Quần thể Di tích Huế: Kinh đô đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất, thành phố đã được xây dựng vào đầu thế kỷ 19 dựa theo các triết lý phương Đông và truyền thống Việt Nam. Sự hòa quyện vào môi trường thiên nhiên, vẻ đẹp của kiến trúc đặc biệt và các công trình có trang trí là một phản ánh độc đáo của nền đế chế Việt Nam ngày xưa vài thời đạt đến đỉnh cao của nó”
Trong Quần thế Di tích ấy, nơi được UNESCO quan tâm đặc biệt và đánh giá cao nhất là Kinh thành, vì nó biểu hiện nhiều vấn đề liên quan đến lịch sử, văn hóa, và nhất là nghệ thuật kiến trúc.
Tác giả (thiết kế, thi công) của công trình kinh thành Huế
Xưa nay, có nhiều người cho rằng Kinh thành Huế đã do một số võ quan Pháp hướng dẫn hoặc chỉ huy trực tiếp trong công cuộc xây dựng. Các tác giả viết như vậy khồn chỉ là người Pháp mà còn là người Việt nữa, như là Michel Đức Chaigneau, Marcel Monnier, Jean Pannier, Henri Gourdon, Đào Duy Anh, Phạm Văn Sơn. Tuy nhiên theo sự nghiên cứu nghiêm túc của tác giả Phan Thuận An nêu ra trong cuốn Kinh Thành Huế, thì công trình này hoàn toàn do người Việt thực hiện mà không có sự hướng dẫn của người Pháp, với sự thiết kế và đôn đốc của chính vua Gia Long, dựa theo những cứ liệu của chính sử triều Nguyễn (do Quốc sử quán soạn) như Thực Lục, Hội Điển, và những dẫn chứng từ sách Tây Phương.
Trong Thực Lục nói rằng vào mùa Xuân năm Gia Long thứ 2 (1/5/1803), “Vua cho rằng thiên hạ đã định, muốn mở rộng đô thành để làm nơi bốn phương chầu hội, bèn đến xã Kim Long, phía đông đến xã Thanh Hà, xem khắp hình thế các nơi, rồi sai Giám thành là Nguyễn Văn Yến ra 4 mặt ngoài đô thành cũ ở Phú Xuân đo cắm để mở rộng thêm. Vua thân định cách thức xây thành, sắc cho bộ Lễ chọn ngày lành tế trời đất, cáo việc khởi công, phái các quân mở đường sá, làm đất cát, sai bọn Phạm Văn Nhân, Lê Chất và Nguyễn Văn Khiêm trông coi công việc”.
Ngoài ra, trong nội dung mà Quốc sử quán cho biết thì chính vua Gia Long đi khảo sát thực địa, xem khắp hình thế các nơi từ làng Kim Long đến làng Thanh Hà, cách nhau hơn 10km, chính nhà vua ấn định cách thức xây thành, làm việc này bên cạnh vua là Nguyễn Văn Yến, người đứng đầu cơ quan chuyên môn về ngành xây dựng của triều đình, gọi là Vệ giám thành. Công tác làm mặt bằng để chuẩn bị cho việc xây thành thì nhà vua giao cho 3 đại thần ở bộ Binh là Phạm Văn Nhân, Lê Chất và Nguyễn Văn Khiêm trông coi công việc, nghĩa là họ điều khiển các đơn vị quân đội được trưng dụng cho việc thi công, không có người Pháp nào can dự vào công tác đó.
Dưới thời vua Minh Mạng, một người Anh là John Crawfurd có dịp đến Huế, được nhà vua cho hướng dẫn đi thăm Kinh thành và giới thiệu các công tác xây dựng. Ngay trong ngày đi du ngoạn đó, 30/12/1822, Crawfurd đã ghi lại trong nhật ký của mình về kỹ thuật xây dựng thành Huế và về khả năng của vua Gia Long như sau:
“Chính vị vua vừa qua đời đã tự tay vẽ họa đồ dựa theo lời chỉ dẫn của các viên sĩ quan Pháp phục vụ ông; nhưng khi bắt đầu công cuộc xây dựng vào năm 1805 thì ông không còn có sự giúp đỡ của họ nữa. Con người đáng chú ý ấy tỏ ra không tầm thường trong ngành khoa học quân sự của người Âu, vì công cuộc xây dựng, như chúng tôi xét thấy, đều được hoạch định và thực hiện theo những nguyên tắc kỹ thuật, và vật liệu xây dựng cũng như công trình kiến trúc đều không thua sút hơn họa đồ tí nào.”