👉 Chú ý: Quý vị lướt xuống dưới bài thấy ô “See Full Article” màu xanh, thì bấm vào nút ấy để xem đầy đủ nội dung bài viết nhé. Xin cảm ơn !
Sân bay Tân Sơn Nhất (tên trước 1975 là Phi trường Tân Sơn Nhứt) được xây dựng từ thập niên 1920 ở làng Tân Sơn Nhứt, thuộc quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Ngôi làng này vốn nằm trên gò đất cao ráo phía Bắc Sài Gòn có từ thời Nguyễn Hữu Cảnh vào khai phá, lập nên đất Sài Gòn – Gia Định.
Hiện nay, Tân Sơn Nhất là sân bay lớn nhứt Việt Nam về mặt diện tích cũng như công suất nhà ga. Ngoài ra, theo thông tin từ một bài từ báo Tuổi Trẻ thì trước 1975, Tân Sơn Nhứt là phi trường nhộn nhịp hàng đầu thế giới, “Cứ trung bình mỗi phút có một máy bay cất hay hạ cánh ở Tân Sơn Nhất. Những lúc cao điểm khoảng cách này chỉ vỏn vẹn 30 giây”. Sở dĩ như vậy là bởi vì thời điểm đó phi trường Tân Sơn Nhứt không chỉ có những chuyến bay dân dụng, mà nơi đây còn là căn cứ không quân của quân sự lúc nào cũng tấp nập. Vì vậy công việc điều phối phi cơ cất cánh và hạ cánh của những kiểm soát viên không lưu ở phi trường Tân Sơn Nhứt luôn luôn bận rộn.
Mã ký hiệu IATA của sân bay Tân Sơn Nhất ngày nay là SGN, là viết tắt của Sài Gòn – Tân Sơn Nhứt. Mã ký hiệu này đã có từ trước năm 1975 dành cho phi trường Tân Sơn Nhứt, sau này sân bay Tân Sơn Nhất tiếp tục được kế thừa.
Sau khi được hoàn thành và đưa vào sử dụng vào thập niên 1920, phi trường Tân Sơn Nhứt thuở ban đầu chỉ có một đường băng, nền đất trồng cỏ, và chỉ dùng cho quân sự. Đến năm 1930, một số nhà cửa ở sân bay mới phục vụ duy nhất cho hãng hàng không Air Orient của Pháp.
_
Ngày 21/12/1933, chuyến bay đầu tiên của hãng hàng không Pháp (Air France) bay tuyến Paris – Sài Gòn – Paris bay trong 50 giờ (lúc đó chưa thể bay ban đêm được), mất vừa đúng một tuần lễ mới đến Sài Gòn vào ngày 28/12/1933. Một năm sau đó (1934), đường băng Tân Sơn Nhứt mới được trải nhựa.
Từ sau khi phi trường Tân Sơn Nhứt bắt đầu có nhiều chuyến bay thương mại thì sân bay Tân Sơn Nhứt trở nên quá chật chội, chính quyền Pháp muốn mở rộng sân bay, nhưng giá cả bồi thường ruộng đất ở xung quanh cho các chủ tư nhân quá cao, vì không thỏa thuận được nên chính quyền Pháp ở Nam Kỳ buộc phải nhờ đến Tòa án can thiệp. Sau đó, phán quyết của Tòa ngày 19/6/1937 đã truất hữu 1 số đất của 3 chủ đất người Pháp để mở rộng sân bay.
Cùng trong năm 1937, Toàn quyền Đông Dương ký Nghị định thành lập Sở Hàng không Dân dụng Đông Dương (Service de l’Aréonautique de l’Indochine) thay thế cho Sở Hàng không Dân sự, để lo việc khai thác các chuyến bay, nhưng lúc này các phi trường ở Việt Nam vẫn chỉ do các hãng hàng không nước ngoài khai thác. Như là tuyến Đông Dương – Pháp mỗi tuần một chuyến do các hãng hàng không Pháp đảm trách, tuyến Sài Gòn – Singapore – Indonésia do hãng hàng không Hà Lan đảm trách, Hà Nội – Hồng Kông – Pénang do hãng hàng không Anh đảm trách, Hà Nội – Vân Nam do hãng hàng không Âu – Á (Eurasia) đảm trách, Hà Nội – Hồng Kông – Trùng Khánh do hãng hàng không Trung Hoa (China National Corporation) đảm trách.
Đến năm 1951 thì chính quyền Quốc Gia Việt Nam của quốc trưởng Bảo Đại mới chính thức thành lập hãng hàng không dân dụng đầu tiên của Việt Nam mang tên Air Vietnam. Hãng này hoạt động liên tục cho đến năm 1975 thì bàn giao cơ sở vật chất cho Tổng cục Hàng không Dân dụng thuộc quản lý của chính quyền mới.
Từ năm 1955, Pháp hoàn toàn rút khỏi Việt Nam, người Mỹ thế chân vào, và theo tác giả Quốc Việt cho biết trong cuốn 100 Năm Phi trường Tân Sơn Nhứt, thì sự có mặt của người Mỹ đã nhanh chóng biến Tân Sơn Nhứt thành phi trường hiện đại nhất khu vực, vượt xa các phi trường ở Singapore hay Bangkok trước 1975. Từ đường băng ngắn do người Pháp xây dựng chỉ đáp ứng các loại máy bay cánh quạt thế hệ cũ, Tân Sơn Nhứt đã được nâng cấp lớn để trở thành phi trường hạng A, mở ra kỷ nguyên phản lực ở miền Nam Việt Nam.
Từ lưu lượng khoảng 30 ngàn chuyến bay mỗi năm vào nửa cuối thập niên 1950, số máy bay cất – hạ cánh ở Tân Sơn Nhứt đã tăng lên đến 30 lần chỉ ít năm sau đó, trong đó đa phần là máy bay quân sự vì tình hình thời cuộc.
Về tên gọi Tân Sơn Nhứt hay là Tân Sơn Nhất, thì trước năm 1975, tên gọi chính thức của phi trường (sân bay) là Tân Sơn Nhứt, lấy theo tên ngôi làng Tân Sơn Nhứt nơi phi trường được xây dựng.
Ngoài làng Tân Sơn Nhứt thì còn có làng Tân Sơn Nhì, đều thuộc tổng Dương Hòa Thượng, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Nhứt ở đây nghĩa là Nhứt, Nhì theo cách nói của người miền Nam. Sau năm 1975, tên gọi này được đổi thành sân bay Tân Sơn Nhất.
Hãng hàng không Air Vietnam, hay còn gọi là Việt Nam Hàng không, là hãng bay nội địa chính thức duy nhất ở miền Nam trước 1975. Hãng khai thác đường bay Sài Gòn đi tỉnh, sau đó mở rộng ra Bangkok, Singapore, Nhật Bản.
Air Vietnam được thành lập từ năm 1951 với 50% số vốn của chính quyền Quốc Gia Việt Nam, còn lại là các công ty Pháp góp cổ phần, trong đó có Air France với 33.5% vốn.
Ban đầu, sự hợp tác với Air France đem đến nhiều lợi ích cho Air Vietnam trong việc thuê và mua máy bay, đào tạo phi công, quản lý, kỹ thuật, khai thác đường bay quốc tế… Nhưng về sau cũng có nhiều thiệt thòi cho phía Việt Nam.
Bắt đầu từ khoảng giữa thập niên 1960, Air Vietnam đã nghiên cứu kế hoạch mua lại cổ phần của Air France. Có hai lý do đưa ra là vì còn vốn Pháp, nên Air Vietnam không được Hoa Kỳ viện trợ nhiều như các lĩnh vực khác. Thứ hai là dù góp vốn vào công ty hàng không của Việt Nam, nhưng Air France vẫn khai thác và cạnh tranh các đường bay quốc tế chung.
Thời gian gian đầu, Air Vietnam chỉ có vài chiếc máy bay cánh quạt loại nhỏ như DC3, DC4, Cessna, Bristol, nhưng từ thập niên 1960 thì dần dần đã được trang bị thêm các cỡ máy bay hành khách lớn hơn như DC6, Caravelle, B707, và đặc biệt là Boeing 727 – loại phi cơ cỡ lớn tân tiến.
Trước năm 1975, ngoài các chuyến bay kết nối hầu hết tỉnh, thành từ vĩ tuyến 17 trở vào, Air Vietnam dần dần đã mở rộng được nhiều đường bay quốc tế như Bangkok, Vientiane, Phnom Penh, Hồng Kông, Singapore, Manila, Nhật Bản.
Sau đây mời các bạn xem lại những hình ảnh xưa theo thời gian của phi trường Tân Sơn Nhứt:
_
_
_
_
_
Một số hình ảnh bên trong sảnh của phi trường Tân Sơn Nhứt ngày xưa:
_
_
_
_
_
Một số hình ảnh phía trước phi trường:
_
–
–
–
Một số hình ảnh bên trong phi trường và đường băng:
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
Một số hình ảnh của những cô chiêu đãi viên hàng không xinh đẹp (nay gọi là tiếp viên hàng không) tại phi trường:
Một số hình ảnh của phóng viên người Mỹ Bill Eppridge đã ghi lại về một chuyến bay dân sự ở phi trường Tân Sơn Nhứt ngày 14/7/1965:
Tại quầy làm thủ tục:
Sau khi làm thủ tục thì hành khách chuẩn bị ra phi cơ:
Trên đường ra tàu bay:
Ngược dòng lịch sử, những chuyến bay đầu tiên ở Sài Gòn
Lần đầu tiên người Sài Gòn được chứng kiến cảnh một cỗ máy biết bay là 10/12/1910, trong tuần lễ Hàng không Nam Kỳ (Grande semaine d’Aviation de Cochinchine) do chính quyền thành phố tổ chức tại trường đua ngựa ở vùng đồng Mã Ngụy.
Trường đua ngựa cũ ở Sài Gòn (Champ de Courses) nằm cạnh góc đường Rue du General Lize (trước 1975 là đường Trần Quốc Toản, nay là 3 Tháng 2) và đường Verdun (trước 1975 là Lê Văn Duyệt, nay là CMT8), kế bên doanh trại Pháo binh Thuộc địa của Pháp (trước 1975 là Trại Lê Văn Duyệt, nơi đặt Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ Đô Saigon).
Khi đó phi công người Bỉ – Pháp là Van den Born đã điều khiển chiếc Farman II cất cánh bay lượn trên bầu trời Sài Gòn và vùng lân cận trước 150.000 người (con số của báo chí đương thời) chứng kiến, chiếm phần lớn dân số Sài Gòn – Chợ Lớn thời đó.
Trước ngày tổ chức sự kiện lịch sử này, chính quyền thành phố Sài Gòn đã bố cáo cho dân chúng biết sắp có một sự kiện chưa từng thấy trên bầu trời, người dân được mời đến bãi quần ngựa để chiêm ngưỡng “con chim sắt” có động cơ chong chóng đằng trước do một người Lang Sa điều khiển.
Ngay sau khi màn trình diễn này kết thúc, báo chí ở châu Âu đã coi đây là sự kiện mở ra trang sử hàng không ở châu Á. Vì cho đến lúc đó, chưa có một sự kiện tương tự nào được ghi nhận trên lãnh thổ các quốc gia châu Á. Nước Nhật hùng cường nhất châu Á khi đó đã xây dựng đội bay nhưng thời điểm cất cánh đầu tiên lại chậm hơn một vài giờ trong cùng ngày 10/12/1910.
Từ năm 1919, các máy bay bắt đầu được sử dụng phổ biến để chụp không ảnh, hiện nay vẫn còn lại những tấm ảnh chụp Sài Gòn và các thành phố lớn khác từ máy bay vào thập niên 1920, sau đây là một số tấm ảnh chụp ở Sài Gòn (một số tấm có thể thấy một phần của cánh máy bay):
Đây cũng là thời gian các kỹ sư công chánh và công binh Pháp bắt đầu khảo thám, nghiên cứu xây dựng một phi trường trung tâm cho Sài Gòn để thay thế cho các bãi đáp tạm trước đó.
Từ cuối thập niên 1920, phi trường Tân Sơn Nhứt được đẩy nhanh tiến độ xây dựng để kịp thời đáp ứng nhu cầu bay ngày càng tăng của phi đội Nam kỳ. Như đã nhắc đến ở trên, tên chính thức của phi trường lúc này là Tân Sơn Nhứt (sau 1975 đổi thành Nhất), đặt theo tên ngôi làng ở phía Bắc Sài Gòn – Gia Định, là vùng đất gò cao cách trung tâm Sài Gòn khoảng 10km, không bị ngập nước, có nền địa chất cứng hiếm hoi ở Sài Gòn.
Trong thập niên 1920, máy bay Pháp đã cất – hạ cánh xuống phi đạo Tân Sơn Nhứt, nhưng lúc này vẫn chưa hoàn chỉnh, mới chỉ có một phi đạo ngắn trên nền đất nện chủ yếu phục vụ phi cơ quân sự.
Sang thập niên 1930, các công trình nhà ga dịch vụ hành khách và cơ sở hỗ trợ hoạt động bay được dần xây dựng để phục vụ cho hãng hàng không Air Orient.
Phi trường Tân Sơn Nứt cơ bản được xây dựng xong từ đầu thập niên 1930, sau đó thì bắt đầu có đường băng hướng Bắc – Nam dài 1.500m bằng nền đất đỏ. Ban đầu, phi trình Sài Gòn – Hà Nội được thực hiện theo 2 đường bay dọc sông Mekong qua Campuchia và Lào để đến Hà Nội, hoặc bay ven biển dọc theo đường cái quan (nay là quốc lộ 1). Từ khoảng giữa thập niên 1930, cả 2 đường bay này đều khá thuận lợi vì đã hình thành hệ thống phi trường, bãi đáp khẩn cấp dọc đường bay. Bắt đầu từ nửa cuối thập niên 1930, từ Sài Gòn và Hà Nội đã kết nối nhiều đường bay quốc tế. Đó là tuyến Sài Gòn – Jakarta năm 1938, tuyến Hà Nội – Paris năm 1940, sau đó là Sài Gòn – Singapore, Hà Nội – Vân Nam, Hà Nội – Hongkong – Penang…
Thời kỳ giữa thập niên 1950, phi trường Tân Sơn Nhứt được chứng kiến một sự kiện quan trọng, đó là những chuyến bay chở đồng bào di cư. Phần lớn trong số hàng triệu người di cư bằng tàu há mồm, còn lại là đi bằng đường hàng không từ phi trường Gia Lâm đến Tân Sơn Nhứt, mỗi ngày có 100 người. Xin trích nguyên văn một đoạn trong cuốn 100 Năm Phi Trường Tân Sơn Nhứt nói về sự kiện này:
“Tại Tân Sơn Nhứt có 30 cán bộ, nhân viên phụ trách việc đón tiếp, giúp đỡ đồng bào, trong đó có các bác sĩ và y tá chăm sóc sức khỏe. Một số lều tạm cũng tiếp tục được duy trì để đồng bào có chỗ trú an trong lúc chờ chuyển về các trại trung tâm Sài Gòn – Gia Định. Riêng xe ô tô thì lúc nào cũng túc trực ba xe đảm bảo giúp đồng bào được di chuyển miễn phí, an toàn. Ông Nguyễn Văn Năm, người quê Phủ Lý, Hà Nam, hành khách của chuyến bay đặc biệt này, kể lại kỷ niệm khó quên:
Gia đình tôi tập trung chờ chuyến bay ở phi trường Gia Lâm. Còn đa số bà con họ hàng đi đường bộ xuống cảng Hải Phòng để lên các con tàu há mồm của hải quân Mỹ. Chuyến bay của gia đình tôi cất cánh vào một buổi sáng đầu tháng 1-1955. Ba tôi rất buồn, còn mẹ tôi cứ khóc mãi vì phải xa quê hương. Các cô tiếp viên người Pháp phải đến nắm tay an ủi mẹ tôi. Lúc ấy, ba anh em tôi mới từ 6 đến 14 tuổi, và tôi là anh cả trong nhà. Tôi nhớ tâm trạng mình ngày ấy chẳng hề buồn vui vì chưa hiểu nổi thời thế đất nước phân ly là gì, nhưng lại rất háo hức lần đầu được đi máy bay. Tôi còn nhớ mãi những viên kẹo bọc giấy kiếng rất đẹp mà cô tiếp viên phát cho bọn trẻ. Những đứa trẻ sợ hãi, khóc thét khi máy bay cất – hạ cánh cũng được cô tiếp viên giúp bố mẹ dỗ dành.
Khi hạ cánh xuống Sài Gòn, có người mặc áo trắng bác sĩ ra khám sơ cho cả nhà chúng tôi. Ai có khai mắc bệnh gì đấy, ông ta mới giữ lại để khám kỹ hơn. Sau đó chúng tôi được mời ăn chung một bữa cơm rất ngon với những dãy bàn đặt ngay trong phi trường Tân Sơn Nhứt. Tất cả hành khách từ miền Bắc vào, ai cũng được mời an, rồi mới lên xe về những trại ở thành phố để chờ các linh mục đến đón. Nhà tôi về giáo xứ Tân Chí Linh ở chợ Ông Tạ…”
Khi sau phi trường Tân Sơn Nhứt thuộc về quản lý của người Việt, nó được nâng cấp để thành phi trường quốc tế có thể vận hành các loại máy bay thương mại hiện đại nhất lúc bấy giờ. Việc nâng cấp này được thực hiện liên tục từ năm 1955 đến 1960 với sự hỗ trợ và viện trợ của Mỹ.
Đầu tháng 9 năm 1962, tổng thống Ngô Đình Diệm đọc diễn văn ở sân bay Tân Sơn Nhứt để khánh thành đường bay hạng A dài nhất Đông Nam Á, nơi có thể thể nhận máy bay phản lực của Boeing lớn và hiện đại nhất thời bấy giờ.
Từ thời điểm này, số lượng máy bay đến và xuất phát từ Tân Sơn Nhứt tăng nhanh. Theo tài liệu của ông Tạ Huyến – giám đốc Nha căn cứ hàng không Tân Sơn Nhứt, từ 30.000 chuyến bay vào năm 1959, lên 40.000 chuyến vào năm 1960, 56.000 chuyến bay năm 1961, và 89.000 chuyến trong năm 1962. Số lượng chuyến bay trong 3 năm đã tăng với tỷ lệ gần 300%. Mỗi ngày cao điểm, trung bình cứ khoảng 2 phút rưỡi lại có một máy bay cất – hạ cánh và Tân Sơn Nhứt đã trở thành phi trường nhộn nhịp nhất Đông Nam Á thời điểm đó.
Tháng 11 năm 1963, dự án nâng cấp quy mô nhà ga hành khách Tân Sơn Nhứt (lần thứ 3 tính từ năm 1954) được khởi công và kéo dài 8 tháng. Tổng diện tích nhà ga từ 2.822m2 được mở rộng thành 6.402m2. Ngoài ra sau đó một nhà ga mới quy mô lớn hơn cũng được xây dựng.
Đến năm 1965, vì sự tham gia trực tiếp của quân đội Mỹ ở Việt Nam, phi trường Tân Sơn Nhứt càng trở nên quá tải. Số lượng máy bay sử dụng phi trường này lên đến con số 270.500 chuyến trong năm 1965, được xếp vào 1 trong 5 phi trường có hoạt động cao nhất toàn cầu, chỉ xếp sau Los Angeles, New York, Chicago, và bỏ xa Paris, Tokyo.
Đường băng hạng A đầu tiên ở Tân Sơn Nhứt vừa được sử dụng từ giữa năm 1962 đã nhanh chóng bị quá tải nghiêm trọng. Suốt từ 1962-1966, nó phải chịu đựng gần 2000 chuyến bay mỗi ngày, dẫn đến tình trạng bị xuống cấp nghiêm trọng. Giữa năm 1966, đường băng hạng A thứ hai cũng được khẩn cấp xây mới để giải quyết tình trạng quá tải ở đường băng hiện hữu. Cuối tháng 5 năm 1967, công trình hoàn tất, khi đó toàn bộ Đông Nam Á tới thời điểm này vẫn chưa có nước nào có đường băng kép hạng lớn.
Ngày 2/4/1967, tờ Sài Gòn báo số 134 giật tít lớn: “45.000 phi cơ lên xuống Tân Sơn Nhứt trong một tháng”, có nghĩa là con số này 1 năm đã lên tới 540.000, gấp đôi năm 1965.
Để so sánh, ngày cao điểm nhiều chuyến bay nhất của Tết Âm lịch năm 2017 là 807 chuyến bay cất – hạ cánh ở phi trường Tân Sơn Nhất, trong khi đó có ngày năm 1967, Tân Sơn Nhứt đã hoạt động lên đến mức kỷ lục: 1.800 chuyến bay. Thời điểm là cách nhau 50 năm, và hạ tầng phi trường năm 1967 không thể so sánh với hiện nay được.
Ngày 3/7/1971, chuyến bay thương mại lớn nhất thế giới thời điểm đó là Boeing Jumbo Yet mang ký hiệu B747 của hãng hàng không Pan Am chở gần 400 khách đã hạ cánh xuống phi đạo Tân Sơn Nhứt, nơi này vinh dự trở thành sân bay hiện đại có thể tiếp đón được loại máy bay khổng lồ này.
Nguồn tư liệu: Sách 100 năm phi trường Tân Sơn Nhứt – Quốc Việt