Đường phố Sài Gòn cuối thập niên 1990 qua những bức ảnh sống động của Christophe Boisvieux _sgx

👉 Chú ý: Quý vị lướt xuống dưới bài thấy ô “See Full Article” màu xanh, thì bấm vào nút ấy để xem đầy đủ nội dung bài viết nhé. Xin cảm ơn !

Mời các bạn xem bộ sưu tập hình ảnh Sài Gòn thập niên 1990 của nhiếp ảnh gia người Pháp Christophe Boisvieux.

Christophe Boisvieux sinh năm 1960, lấy bằng cử nhân Kinh tế nhưng chuyển sang làm báo vào năm 1984. Ông được truyền cảm hứng từ các nhiếp ảnh gia người Pháp thế hệ trước, và được thúc đẩy bởi một nỗi ám ảnh được gọi là: khả năng “ngưng đọng thời gian” để chụp lại được những khoảnh khắc đẹp.

Christophe đã đi khắp thế giới và cộng tác định kỳ với nhiều tạp chí Pháp cũng như quốc tế với tư cách là nhiếp ảnh gia và biên tập viên. Ông cũng là tác giả của rất nhiều cuốn sách du lịch về Pháp, Thái Lan, Ấn Độ, Marocco, Myanmar, các nước Scandinavia, và cả Việt Nam.

Bìa cuốn sách về Việt Nam của Christophe Boisvieux

Trong các chuyến đi khắp thế giới, Christophe đã dành nhiều thời gian để hòa nhập cùng cuộc sống của người dân để tìm hiếu văn hóa địa phương để ghi lại những tấm hình chân phương nhất. Có thể nói Christophe không chỉ là một nhiếp ảnh gia, ông còn là một nhà nghiên cứu văn hóa, tập trung vào mối quan hệ giữa con người và tôn giáo ở mỗi nước.

Chợ bán hoa trên đường Nguyễn Huệ đã có từ thời Pháp thuộc vào mỗi ngày đầu năm, cho đến tận những năm cuối thập niên 1990 thì mới ngừng. Trong hình là chợ hoa Nguyễn Huệ Tết năm 1996, những năm cuối cùng
Tòa thị chính Sài Gòn, người Pháp gọi là Hôtel de ville, người Việt gọi là Dinh Xã Tây, Tòa Đô Chánh, nay là Trụ sở UBND
Tòa nhà được xây dựng năm 1899 và hoàn thành sau 10 năm
Tòa nhà này ngày nay là Bảo tàng TPHCM, nhưng cái tên quen thuộc nhất của nó là Dinh Gia Long, là công trình của kiến trúc sư Marie-Alfred Foulhoux. Dinh được xây năm 1885, hoàn thành năm 1890, ban đầu dự định làm Bảo tàng thương mại, nhưng sau khi xây xong thì nó được các đời Thống Đốc Nam Kỳ và Phó Toàn quyền Đông Dương người Pháp sử dụng. Năm 1952, quốc trưởng Bảo Đại đặt tên cho tòa nhà là Dinh Gia Long
Bưu điện Sài Gòn treo băng rôn Chúc Mừng Năm Mới 1996. Tòa nhà này được xây dựng từ năm 1886, hoàn thành 1891. Đây là công trình tiêu biểu sau cùng của kiến trúc sư tài ba Marie-Alfred Foulhoux, vì chỉ 1 năm sau khi hoàn thành tòa nhà này, ông qua đời ở Sài Gòn và được an táng ở nghĩa trang Pháp (nay là công viên Lê Văn Tám)
Khách sạn REX Hotel ở góc đường Lê Lợi – Nguyễn Huệ, được xây dựng từ năm 1959
Đường phố Sài Gòn lúc này đa số là xe cub
Tình nhân trong công viên bến Bạch Đằng, dọc bờ sông
Phà Thủ Thiêm một buổi chiều
Trường Marie Curie được xây năm 1915, hoàn thành 1918, là ngôi trường duy nhất vẫn giữ được tên ban đầu cho tới nay
Học sinh cấp 3 giờ tan học
Nữ sinh tranh thủ ôn bài. Bác xích lô rất có thể là cha của cô bé
Chợ Bình Tây ở Chợ Lớn được khánh thành năm 1928
Đèn hoa đăng trên Bến Bạch Đằng
Tiệm phở Bình này ở đường Lý Chính Thắng được biết đến là Sở chỉ huy Biệt động Sài Gòn, trận Mậu Thân năm 1968
Một nhà hàng sang trọng hơn 20 năm trước
Nhà hàng được trang trí theo phong cách cao bồi Viễn Tây
Bánh mì Sài Gòn, 1 ngàn 1 ổ
Thời điểm này tờ 200đ vẫn còn thông dụng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *