“Ngọn đèn hiu hiu nỗi lòng cư xá…”
Đó là câu hát nổi tiếng trong ca khúc Trả Lại Em Yêu của nhạc sĩ Phạm Duy. Ở Sài Gòn trước 1975 có rất nhiều cư xá, và cư xá trong ca khúc này có lẽ là cư xá Duy Tân, nằm giáp bên “khung trời đại học”, có 31 căn chung cư, nơi sinh viên thường thuê ở trọ.
Chữ Cứ xá, chữ Pháp dùng chữ Cité, có từ những năm thập niên 1930, với rất nhiều cư xá được chính quyền lập nên ở Sài Gòn như Cité Laréngère, Cité Richaud, Cité Heyraud, Cité Aristide Briand, Cité Hérault,…
Theo tác giả ThaoLQĐ, Cité là từ của Pháp dùng để chỉ một khu nhà ở dành cho thành phần nào đó trong xã hội và từ tương ứng trong tiếng Việt vào những thập niên 1960 là cư xá.
Cứ xá thường có nhiều ngôi nhà nằm trên các con hẻm ngay ngắn, vuông vức, có sự gắn kết giữa những gia đình trong cùng một khu.
Theo tác giả Phạm Công Luận ghin trong cuốn sách Sài Gòn Ngoảnh Lại Trăm Năm, trước 1975 Sài Gòn có những cư xá như sau:
Cư xá Đô Thành tại Bàn Cờ có 30 căn liên kế trị giá 96 ngàn đồng.
Cư xá Chu Mạnh Trinh, ở đường Chi Lăng, gần ngã tư Phú Nhuận, nhiều người biết tới vì là nơi ở của nhiều gia đình nghệ sĩ.
Cư xá Kiến Thiết ở đường Trương Minh Ký (nay là Lê Văn Sĩ.
Cư xá Tự Do đường Lê Văn Duyệt (nay là CMT8), là khu đất rộng 5 mẫu, có 52 căn biệt lập, và 210 nhà liên kế giá bình dân.
Cư xá Phú Thọ A nằm quanh chợ Phú Thọ, có 226 căn nhà liên kế trị giá mỗi căn 21 ngàn đồng, và 6 căn trị giá mỗi căn 52 ngàn đồng. Cứ xá Phú Thọ C phía trước cửa trường đua Phú Thọ có 14 căn nhà liên kế trị giá mỗi căn 92 ngàn đồng, 10 căn song lập có nhà để xe hơi, trị giá mỗi căn 172 ngàn đồng, và 84 căn nhà song lập trị giá mỗi căn 150 ngàn đồng.
Cư xá sĩ quan Nhảy dù Duy Tân cũng nằm ở phía trước trường đua Phú Thọ, xây trên khu đất rộng gần 5 mẫu, có 74 căn nhà liên kế trệt trị giá mỗi căn 102 ngàn đồng.
Cư xá Dân Sinh bên lề đại lộ Ngô Đình Khôi (nay là Nguyễn văn Trỗi) xây trên khu đất rộng 8000m2, có 10 căn nhà liên kế trị giá mỗi căn 282 ngàn, 22 căn song lập lầu trị giá mỗi căn 342 ngàn, 2 căn song lập trị giá mỗi căn 372 ngàn đồng.
Cư xá Vườn Lài tại trại Thăng Long, Phú Thọ có 164 căn nhà liên kế trị giá mỗi căn 50 ngàn đồng.
Cư xá Kiến Thiết đường Công Lý (nay là NKKN), gần cầu Công Lý được xây trên khu đất rộng hai bên đầu cầu, có 41 biệt thự và 70 căn nhà liên kế trị giá mỗi căn 530 ngàn đồng.
Cư xá Tân Định đường Xóm Chùa Trần Quang Khải, có 48 căn nhà chung cư trị giá mỗi căn 160 ngàn, 16 cqnw biệt thự trị giá mỗi căn 320 ngàn đồng, 17 căn liên kế giá 100 ngàn.
Cư xá Phú Nhuận nằm trên đường Võ Di Nguy từ ngã tư Phú Nhuận đi Gò Vấp có 92 căn liên kế trị giá mỗi căn 96 ngàn đồng.
Cư xá Duy Tân trên đường Duy Tân (nay là Phạm Ngọc Thạch) có 31 căn nhà chung cư trị giá mỗi căn 200 ngàn đồng.
Cư xá Trương Minh Giảng ở cổng xe lửa số 6 đường Trương Minh Giảng (nay là Lê Văn Sỹ) có 1420 căn nhà liên kế, có nhiều mức giá: mỗi căn 24 ngàn, 35 ngàn, 13 ngàn, 95 ngàn và 120 ngàn đồng.
Cư xá Quán Tre có 10 căn liên kế trị giá mỗi căn 93 ngàn đồng và 2 căn song lập trị giá mỗi căn 185 ngàn đồng.
Cư xá Thị Nghè có 203 căn bình dân trị giá mỗi căn 37 ngàn đồng, 45 ngàn đồng, 49 ngàn đồng và 16 căn bình dân cho mướn trị giá mỗi căn 110 ngàn đồng.
Cư xá cù lao Ông Lớn, Xóm Củi, Xóm Đầm, Đất Bồi có 344 căn nhà liên kế trị giá mỗi căn 90 ngàn đồng.
Cư xá Chánh Hưng gồm cả cơ sở công ích có 330 căn nhà liên kế trị giá mỗi căn 16 ngàn đồng, 188 căn liên kế trị giá mỗi căn 20 ngàn đồng và 146 căn liên kế trị giá 40 ngàn đồng.
Cư xá Gò Vấp có 42 căn nhà tứ lập trị giá mỗi căn 90 ngàn đồng.
Cư xá Nguyễn Minh Chiếu ở bên kia cầu Tân Thuận có 9 căn liên kế trị giá mỗi căn 84 ngàn đồng, 3 căn liên kế trị giá 135 ngàn đồng và 2 căn biệt thự trị giá 300 ngàn đồng.
Cư xá Quan Thuế Nguyễn Minh Chiếu (nay là đường Nguyễn Trọng Tuyển) có 14 căn liên kế trị giá 100 ngàn đồng và 5 căn liên kế trị giá 114 ngàn đồng.
Cư xá Quan Thuế Tân Thuận Đông có 44 căn liên kế trị giá mỗi căn 75 ngàn đồng và 8 căn song lập trị giá mỗi căn 183 ngàn đồng.
Cư xá Bình Hòa ở ngã năm Bình Hòa (tỉnh Gia Định) có 20 căn nhà liên kế trị giá mỗi căn 49 ngàn đồng.
Cư xá Thủ Đức trên đồi rộng 9 mẫu có 24 căn biệt lập trị giá mỗi căn 128 ngàn đồng, 38 căn song lập trị giá 88 ngàn đồng, 88 căn tứ lập trị giá 41 ngàn đồng và 16 căn liên kế trị giá 38 ngàn đồng.
Ngoài ra, còn có hai cư xá dành cho giới ngân hàng: cư xá Duy Tân, đường Duy Tân (Phạm Ngọc Thạch) thuộc quận Ba, và cư xá Trần Xuân Soạn, Nhà Bè (nay thuộc quận 7).
Từ cuối thập niên 1950, một bộ phận dân chúng Sài Gòn – Gia Định đã tiếp cận cuộc sống của đô thị hiện đại, bắt đầu từ những khu cư xá.
Ngoài những khu cư xá kể trên, còn rất nhiều cư xá và chung cư nữa: Cư xá Lữ Gia, Cư xá sĩ Quan Chí Hòa, Cư xá Yên Đổ, Cư xá nữ sinh Thanh Quan, Làng đại học, làng báo chí, chung cư Thanh Đa,…
Ngoài ra, từ năm 1965, nhiều cao ốc được mọc lên ở Sài Gòn, bộ quốc phòng Hoa Kỳ thuê lại cho lính Mỹ ở, cũng được gọi là Cư xá. Những cư xá này gồm 2 loại: BEQ (Bachelor Enlisted Quarters) – cư xá dành cho các binh sĩ độc thân, và BOQ (Bachelor Officer Quarters) – dành cho các sĩ quan độc thân.
Khắp Sài Gòn – Gia Định, có tới hơn 100 BEQ và BOQ, đó là:
1. Agnew BOQ, 158 Pasteur, 3/1965, 58 phòng.
2. Air Force No.1, 39 Hồng Thập Tự, 6/1965, 16 phòng.
3. Air Force BEQ, 6 Hoàng Hoa Thám.
4. Air Force BEQ, 72 Trần Tấn Phát.
5. Air Force BEQ, 88 Phan Thanh Giản (Trước đó là AF #2). 1/1965 -1968, 57 phòng.
6. Air Force BEQ, 150 -156 Trần Hưng Đạo.
7. Air Force BOQ, 138A Nguyễn Huệ.
8. Air Force BOQ, 149 Nguyễn Huệ.
9. Air Force BOQ, 590 Võ Di Nguy.
10. Alabama BOQ, 143 Cống Quỳnh.
11. *Alamo BEQ, 119 Trần Hưng Đạo, 4/1965, 19 phòng.
12. Ambassador BEQ, 7/9 Công trường Lam Sơn, Sài Gòn, 7/1962 – 1968, 15 phòng.
13. Ann Arbor BEQ, Lô 80, Phú Thọ Hòa.
14. Annapolis BEQ, Lô 158 – 168, Phú Thọ Hòa.
15. Barn BEQ, 53d signal Co., Sài Gòn.
16. Battle Creek BEQ, Lô 24 – 26, Phú Thọ Hòa.
17. BEQ No.1, 152 Yên Đổ.
18. Billings BEQ, 32 Nguyễn Minh Chiếu.
19. *Blair House BOQ, 93 Nguyễn Du, 7 phòng.
20. BOQ No.1, 210 Võ Tánh.
21. BOQ No.2, 309 – 311, Cách Mạng 1/11.
22. BOQ No.3, 189 – 193 Võ Tánh.
23. Brink Hotel BOQ, 101 Hai Bà Trưng (Brink Bar – CLB Sĩ Quan) trước 7/1962, 49 phòng.
24. Brink Hotel Annex, 5 Nguyễn Siêu, trước 7/1962 -1968, 47 phòng.
25. Bryant BEQ, 104 – 106 Nguyễn Huỳnh Đức.
26. Bùi Viện BEQ, 161 Bùi Viện, 1/1965, 24 phòng.
27. *Buis BOQ, 13 Yết Kiêu, trước 7/1962, 30 phòng.
28. Butte BEQ, 443 Hai Bà Trưng.
29. Capitol BEQ, 107 Đồng Khánh, Chợ Lớn (Nhà ăn mở cho binh sĩ), 4/1963, 95 phòng.
30. Chợ Lớn BOQ, 10/1965 – 1968, 16 phòng.
31. Circle 3 – 4 BOQ, 34th General Support Group.
32. Colorado BOQ, 10 Nguyễn Cảnh Chân.
33. Coloumbia BEQ.
34. Công Lý BOQ, 203 Công Lý (trước 1968).
35. Connnecticut BOQ, 123A Võ Tánh.
36. Continental Palace BOQ, 132 Tự Do, 10/1964 – 19688, 19 phòng.
37. Đại Nam BEQ, 79 Trần Hưng Đạo, 11/1965, 33 phòng.
38. Denbigh BEQ, 44 Thái Lập Thành.
39. Dental BOQ, xem Retro Molar Pad BOQ.
40. Denver BEQ, 168 Nguyễn Cư Trinh.
41. Detroit BEQ, Lô 34, Phú Thọ Hòa.
42. Dodge City BEQ, MACV annex, Tân Sơn Nhứt.
43. El Paso BEQ.
44. Five Oceans BOQ, 49 Yết Kiêu, trước 7/1962, 77 phòng.
45. Florida BOQ, 216 Nguyễn Văn Thoại (CLB sĩ quan bar Florida).
46. *Freeman BEQ, 9/1965 -19688, 41 phòng.
47. Georgia BOQ, 335 Công Lý.
48. *Halvorson BEQ. 72 Trần Tấn Phát, 5/1965 – 1968,76 phòng.
49. Hàm Nghi BOQ, 171 Hàm Nghi, trước 7/ 1962 – 1968, 19 phòng.
50. Helena BEQ.
51. Hegret BOQ, 11 Trần Quý Cáp, 9/1965, 19 phòng.
52. Hialeah BOQ, 221 – 223 Nguyễn Văn Thoại.
53. Hoa Lư BEQ, 60 Võ Tánh (Nhà ăn mở Hoa Lư cho binh sĩ), 88/1964, 47 phòng.
54. Hong Kong BOQ, 28 – 30 Ngô Quyền (Bar Hong Kong CLB sĩ quan), 1/1963, 114 phòng.
55. Hưng Đạo BEQ, 126 – 139 Trần Hưng Đạo, 11/1965, 105 phòng.
56. Idaho BOQ, 116 Phú Thọ Hòa, (Bar Idaho CLB sĩ quan).
57. International BEQ, 289 Trần Hưng Đạo, 11/1962, 96 phòng.
58. Iowa BOQ, 266 Trương Minh Ký.
59. Joe Log BOQ, 574 Nguyễn Trãi, 3/1965, (trú quán sĩ quan Đại Hàn sủ dụng đến 10/1965 giao cho chính phủ VNCH).
60. *Jhon L. Houston BEQ, 1015 Trần Hưng Đạo, 4/1965, 66 phòng.
61. Khải Minh BOQ, Pasteur.
62. *Koepler BEQ/BOQ, 8 Nguyễn Văn Tráng, 5/1965, 65 phòng, 32 phòng tạm thời.
63. Kỳ Sơn BEQ và nhà ăn của lính, 247 – 249 Trần Hưng Đạo, 11/1965, 106 phòng.
64. Kỳ Sơn Annex BEQ, 46 – 48 Nguyễn Khắc Nhu, 7/1964, 577 phòng.
65. Lê Lai Hotel, Lê Lai, góc Lê Lai và Lê Văn Duyệt (trú quán của binh sĩ, 4th Trans Command).
66. Lê Quý Đôn BOQ, 23 – 25 Lê Quý Đôn, 1/1965, 29 phòng.
67. Littlle Rock BEQ, 73d Medical Detachment (CLB Littlle Rock NCOO).
68. Lucky BOQ, 34 Ngô Quyền.
69. Majectic, 1 Tự Do.
70. Manor BOQ, 31 Cao Thắng, trước 7/1962, 16 phòng.
71. MACV Compound #1, 137 Pasteur, trước 1968.
72. MACV Compound #2, 606 Trần Hưng Đạo, trước 1968
73. MACV Compound #3, 2 Trần Hoàng Quân.
74. Maryland BOQ, 41 Nguyễn Duy Dương.
75. Massachusetts BOQ, 1 Võ Tánh.
76. *McBride BEQ, Chợ Lớn, 2/1966, đóng cửa trước 1968.
77. *McCarthy BOQ, 10/1965 – 1968, 56 phòng.
78. Mercury BEQ, 190 Sư Vạn Hạnh.
79. Metropole BEQ, 148 Trần Hưng Đạo, 11/1965, 106 phòng.
80. Meyerkord BOQ, 89 – 91 Nguyễn Du, (Meyerkord là nhà ăn sĩ quan được mở vào 1965. Địa chỉ này được liệt kê là 113 Nguyễn Du trong tài liệu khoảng 1968).
81. Mississippi BOQ, 509B Võ Di Nguy.
82. Mon Dial BEQ, 265 Phạm Ngũ Lão.
83. Montana BEQ, Lô P5, Phú Thọ Hòa.
84. Monterey BEQ, 87 Nguyễn Đình Chiểu.
85. Missoouri BOQ, 918 Thoại Ngọc hầu, Tân Sơn Nhứt.
86. New Prince BOQ, 700 – 706 Trần Hưng Đạo.
81. Newport BOQ, 11 Võ Tánh.
82. Nhân vị BOQ, 43 Nhân Vị, 10/1963, 84 Phòng.
83. Nhân vị BOQ Annex, 43 Trần Hoàng Quân, 8/1965 – 1968, 31 Phòng.
84. *Niles BOQ, Lô 52 Phú Thọ Hòa.
85. North Pole BOQ, 488 Hồng Bàng, trước 7/1962, 32 phòng.
86. Nurses BOQ, bệnh viện 3 dã chiến, Hospital Command, Tân Sơn Nhứt.
87. Oregon BOQ, 84 bis, Bà Huyện Thanh Quan.
88. Pennsylvania BOQ, 159 – 161 Phạm Ngũ Lão.
89. Phan Đình Phùng BEQ, 172 Phan Đình Phùng, 3/1965 – 1968, 16 phòng.
90. Phoenix City BEQ, 155 Trương Minh Giảng.
91. Plaza BEQ, 135 Trần Hưng Đạo, (Nhà ăn mở Plaza cho binh sĩ), 11/1963, 83 phòng.
92. Plaza BEQ Annex, 9/1963 – 1968, 142 phòng.
93. Prince BEQ, 187 Phạm Ngũ Lão, trước 1968.
94. Princeton BEQ, 215 – 217 Trần Hưng Đạo.
95. Reblinn BOQ, 32 Nguyễn Huệ, 11/1962, 18 phòng.
96. Retro Molar Pad BOQ, 20 Phùng Khắc Khoan (Phòng nha khoa tư nhân).
97. Rex BOQ, 147 – 149 Nguyễn Huệ, nhà ăn mở Rex cho sĩ quan và phòng trà Rex), trước 1962, 98 phòng.
98. Rex Annex BOQ, 135 Nguyễn Huệ, trước 7/1962, 24 phòng 9 trong năm 1965 Rex BOQ nằm trong thương xá Tax ở 31 Lê Lợi.
99. Rockew BOQ.
100. Savoy Palace BOQ, 220 Đồng Khánh, 7/1964,44 phòng.
101. Simmons BEQ, Gia Long, Sài Gòn.
102. Smith BEQ, 79 Trần Hưng Đạo, 21/2/1965, 52 phòng.
103. Special Forces BOQ, 11 Đặng Đức Siêu.
104. Spllendid BOQ, 89 -91 Nguyễn Du (Bar Spllendid).
105. St. George BEQ, 107 Đồng Khánh,
106. Stone BOQ, 26 Ngô Quyền, 7/1965 – 1968, 42 phòng.
107. Texas BOQ, 179 Lê Văn Duyệt.
108. Town House BEQ, 39 Hai Bà Trưng, nhà ăn và CLB, 11/1965, 46 phòng (bộ chỉ huy Support Activity Saigon SEMO 777 là đơn vị sử dụng nơi này đầu tiên).
109. USARV BEQ # 1.
110. USARV BEQ # 2.
111. USARV BOQ # 1, 210 Võ Tánh.
112. USARV BEQ # 2, 309 Cách mạng 1/11.
113. USARV BEQ # 3, 1889 – 193 Võ Tánh.
114. USARV BEQ # 4, 9 – 11 Cao Bá Nhạ.
115. USARV Detachement BOQ.
116. Victoria BOQ, 937 Trần Hưng Đạo, 11/1963, 126 phòng.
117. Vĩnh Lợi BOQ, 6/1964 – 1968, 52 phòng.
118. Vĩnh Thanh BEQ, 258 bến Chương Dương.
119. Wabash Inn, 97 Trần Hưng Đạo, 2/1965, 24 phòng.
120. Walling BEQ, 275 Phạm Ngũ Lão.
121. White BEQ, 24 Ngô Quyền.
122. White Elephant BEQ, 72 Trần Tấn Phát.
123. White House BOQ, 93 Nguyễn Du, 77/1963, 6 phòng.
124. Ypsilanti BEQ, 33 Phú Thọ Hòa.
(Nguồn: ThaoLQĐ)
Như đã nói tới bên trên, từ thời Pháp thuộc, chính quyền thành phố Sài Gòn đã xây nhiều cư xá với tên gọi là Cité, bên dưới là cổng cư xá Đô Thành vẫn còn tới ngày nay, ban đầu có tên gọi là Cité Aristide Briand.
Theo bài viết của ThaoLQĐ, từ đầu thế kỷ XX, Sài Gòn thu hút những người từ khắp xứ tụ tập về đây sinh sống, từ đó làm gia tăng dân số cơ học. Chính vì lý do này, chính quyền Pháp đã có chính sách xây dựng các cụm dân cư để trước mắt giải quyết cho các thành phần này và tập hợp những người làm việc cho Pháp vào những khu để quản lý bao gồm cả người bản xứ và Pháp.
Nhịp độ xây dựng được tiến hành thì thế chiến 2 nổ ra, đã làm giảm đi rất nhiều và đã ngưng lại vì xứ thuộc địa phải dồn sức chi viện cho chính quốc, rồi đến quân Nhật chiếm đóng Đông Dương.
Vào tháng 7 năm 1953, hồ sơ về nhà ở do chính quyền thành phố Sài Gòn xây dựng được tóm tắt như sau:
Cité Lacaze (24 căn nhà, 124 căn hộ) được mở rộng bởi 16 căn nhà và 30 căn hộ, 450 ngôi nhà được dự báo;
Cité Nguyễn Tri Phương (1012 căn hộ) có 120 căn hộ và kế hoạch xây dựng thêm 108 căn hộ;
Cité Eyriaud de Vergues cần có 120 căn nhà trước cuối năm;
Cité Pavie Ducas khánh thành vào mùa hè 293 nhà ở;
Cité mới dành cho dân chúng ở Phú Thọ đã khởi công xây dựng 232 căn nhà.
Phải kể thêm bảng cân đối kế hoạch xây dựng và tái thiết dành cho các nhân viên phục vụ chính quyền thuộc địa bao gồm các gian nhà nhỏ và tòa nhà 4 tầng như: cité Larényère, cité des transmissions, cité Audouit, cité Galliéni, cùng các dãy nhà liên kế tại các mảnh đất có sẵn.
Trong một tài liệu năm 1939 đề cập các hình thức kiểm soát nhà ổ chuột được dự tính tại Sài Gòn [C.A.O.M. – fond ministériel – agence française d’outre-mer – carton 236 – dossier 294]. Cité Aristide Briand (về sau là cư xá Đô Thành) xây dựng 125 căn nhà với 2 phòng, khánh thành năm 1939 để di chuyển cư dân cư ngụ tạm bợ trong các túp lều. Trong đó có 64 căn dành cho thợ thuyền và viên chức thành phố.
Hơn nữa, thái độ của chính quyền thuộc địa là rất rõ ràng trong kết luận về cuộc chiến chống khu ổ chuột: “Trong một vùng lãnh thổ nơi dân số 260.000 dân (Số liệu năm 1936 và bùng phát dân số năm 1937) thì sự hiện diện của các khu ổ chuột là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên vẫn còn những nhà cây, túp lều của tầng lớp nghèo nhất, với mức sống thấp. Đó là lực lượng lao động cung cấp cho các nhà máy và dịch vụ. Do đó sự cần thiết phải duy trì và dung túng các khu vực đặc biệt này.
Trong thời chính phủ Quốc gia Việt Nam (1949-1954), Quốc gia kiến ốc cục được thành lập nhằm mục đích giải quyết vấn đề nhà tạm bợ trong các thành phố, thị trấn miền Nam Việt Nam. Năm 1958, Thời đệ nhất Cộng hòa, cơ quan này đổi tên lại là Ban doanh lý kiến thiết. Vào năm 1965 thì cơ quan này này một lần nữa nhập chung vô Tổng nha kiến thiết và thiết kế đô thị ở đường Phan Đình Phùng.
Chính sách giải quyết tình trạng thiếu nhà ở là, trước tiên, xây dựng nhà ở và các thành phố phổ biến cho viên chức trà góp dài hạn (8 đến 12 năm); và thứ hai, để hỗ trợ các nhà phát triển tư nhân hoặc các tổ chức vay dài hạn (5 đến 10 năm). Nguồn tài chính của ban Khai thác và Xây dựng đến từ khoản lãi suất phát sinh trong Xổ số kiến thiết, tiền thuê tài sản thuộc sở hữu của ban này và khoản lời cho vay. Ngoài phần này, cần phải đề cập đến một cơ quan khác ở cấp thành phố, đó là Văn phòng quy định về Giá Nhà ở (Gia cư Liêm giá cuộc).
Từ năm 1952 đến năm 1963, 13.250 ngôi nhà được xây dựng bởi Quốc gia kiến ốc cục và ban Khai thác và Xây dựng (tiến độ là 1.100 ngôi nhà năm). 103.846.000 đồng được cho tư nhân vay để phát triển và 207.234.000 đồng cho các khoản nợ nhà ở. Tuy nhiên, những sáng kiến này không đáp ứng được nhu cầu nhà ở của người dân. Trong 1955-1958 năm, khi hoạt động xây dựng do Quốc gia kiến ốc cục là nhiều nhất, hầu hết các cư xá được xây dựng để phù hợp với những người nhập cư mới tại các khu vực đô thị hoá mới của Sài Gòn, thí dụ Bình Thới (quận 11) Xóm Cũi (quận 8), Chánh Hưng, Vĩnh Hội – Lý Nhân (quận 4), Trương Minh Giảng (nay là Lê Văn Sỹ), Phú Thọ Hòa, Tân Quy Đông. Các công trình xây dựng mới tại trung tâm vẫn còn hạn chế. Có thể đề cập tới một số cư xá phổ biến như vậy trong Thị Nghè được xây dựng vào năm 1956, tại Trương Minh Ký – bây giờ đường Nguyễn Thị Thiên Chúa và Phật Ân – một con hẻm trên đại lộ Trần Hưng Đạo. Ngoài ra, và ban Khai thác và Xây dựng còn xây dựng những cư xá hạng sang như cư xá Nguyễn Tri Phương đã có từ năm 1958 hay những cư xá “nhà ống” như cư xá Dân Dinh, cư xá Kiến Thiết.
Năm 1968, cuộc tổng công kích tết Mậu Thân đã tiêu hủy nhiều ngôi nhà trong Sài Gòn – Chợ Lớn. Vì thế chính quyền buộc phải quy hoạch và xây dựng lại những khu dân cư. Tháng 3 năm 1968, các công trình chung cư được tiến hành bao gồm: chung cư Ấn Quang (900 hộ), chung cư Bàn Cờ còn gọi là chung cư Nguyễn Thiện Thuật (1396 hộ). Hai chung cư tiếp tục xây dựng là chung cư Minh Mạng (3000 hộ), chung cư Nguyễn Kim – Nguyễn văn Thoại (200 hộ bằng vật liệu tiền chế). Ngoài ra còn các chung cư khác như chung cư Cô Bắc, chung cư Cô Giang,v.v..
Như vậy từ Cité tồn tại tên cửa miệng người dân Sài Gòn cho tới thập niên đầu 1960 đã biến thành từ Cư xá. Sài Gòn tồn tại rất nhiều cư xá theo hình thức dãy nhà trệt liền kề hoặc hai ba tầng thành khối. Đời sống cư dân ở đây đa số là những công chức, nhà giáo hay quân nhân có cuộc sống khép kín cho nên ở đây không khí luôn luôn yên ắng không xô bồ như những xóm lao động. Vì thế nhạc sĩ Phạm Duy mới viết: “Trả lại em yêu nỗi buồn cư xá” trong bài Trả lại em yêu là như vậy.
Trái lại không khí của các chung cư thì lại khác vì nó là nơi cư ngụ của đủ thành phần xã hội và cái từ chung cư chỉ xuất hiện sau giữa thập niên 1960 trong xu thế quy hoạch chung của các đô thị trên thế giới.
Nguồn: Tư liệu của Phạm Công Luận, ThaoLQĐ