Loanh quanh góc phố Nguyễn Thiếp ở Quận Nhứt – Sài Gòn xưa

Đường Nguyễn Thiếp có lẽ là con đường ngắn nhất ở khu vực trung tâm Sài Gòn, chỉ dài 98m, lộ giới 10m.

Đường Nguyễn Thiếp nối 2 con đường nổi tiếng và sang trọng bậc nhất Sài Gòn là Tự Do (Đồng Khởi) và Nguyễn Huệ.

Đường Nguyễn Thiếp năm 1965 và năm 2020

Đường này thời Pháp được đặt tên là Carabelli từ năm 1896. Đến ngày 22/3/1955, chính quyền Quốc Gia Việt Nam đổi tên thành Nguyễn Thiếp. Tuy nhiên sau 1975, không rõ lý do con đường này đổi thành Nguyễn Thiệp cho tới nay.

Trên bản đồ và trên bảng tên đường trước 1975 ghi rõ là đường Nguyễn Thiếp

Trong lịch sử, không có nhân vật nào tên Nguyễn Thiệp. Còn Nguyễn Thiếp (1723-1804) có tên thường gọi là La Sơn Phu Tử, quê ở huyện La Sơn tỉnh Nghệ An, nay thuộc huyện Đức Thọ – Hà Tĩnh. Ông là người học rộng biết nhiều, đỗ Hương cống, được bổ làm chức Huấn đạo, rồi thăng Tri huyện. Vốn không ham danh lợi, không bao lâu sau khi làm quan, ông từ quan về ở ẩn dưới chân núi Thiên Nhẫn, vui thú sơn thủy. Chúa Trịnh Sâm vời ra làm quan, ông từ chối. Vua Quang Trung nhiều lần mời, ông nể lời tới gặp nhưng rồi lại quay về núi. Cuối cùng, vì nể tình nên ông chỉ nhận chức Viện trưởng Viện Sùng chính, chuyên lo dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. Sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, ông quay về núi. Vua Gia Long mến tài mời gặp, ông lấy cớ tuổi già để từ chối.

Một số hình ảnh đường Nguyễn Thiếp:

Trẻ đánh giày trước tiệm Brodard đầu đường Nguyễn Thiếp
Xe taxi đang đi từ đường Tự Do vô đường Nguyễn Thiếp

Góc đường Nguyễn Thiếp – Tự Do gần 100 năm trước. Lúc này 2 con đường này mang tên Carabelli và Catinat. Tòa nhà trong hình ngày nay vẫn còn. Góc trái là đi vào đường Carabelli
Đầu đường Nguyễn Thiếp, bên trái là nhà hàng Brodard

Góc đường Tự Do – Nguyễn Thiếp năm 1966, phía sau là nhà hàng Brodard, lúc này đã được Việt hóa thành Bô Đa theo chính sách của chính quyền
Đường Tự Do, bên phải là nhà hàng Brodard ở đầu đường Nguyễn Thiếp, lúc này mang tên Bô Đa

Một số hình ảnh khác có cùng góc ảnh với hình bên trên:

Từ góc đường Tự Do – Công trường Lam Sơn nhìn về phía ngã 3 Tự Do – Nguyễn Thiếp

Góc đường Nguyễn Thiếp – Tự Do năm 1919. Lúc này hai con đường mang tên Carabelli – Catinat. Góc bên trái hình là đường Carabelli
Đường Catinat đầu thế kỷ 20, bên phải là đường Carabelli (Nguyễn Thiếp)

Một số hình ảnh khác về góc đường Tự Do – Nguyễn Thiếp, nhà hàng Brodard qua thời gian:

Quán Brodard có phong cách phương Tây sang trọng, với bàn ghế và trang trí nội thất sang trọng, có không gian yên tĩnh và ánh sáng nhẹ để khách có thể ngồi thưởng thức cà phê.

Từ trong Brodard nhìn ra góc đường Nguyễn Thiếp – Tự Do

Quán Brodard vốn là tiệm bánh ngọt được khai trương từ năm 1948, có kỹ thuật làm bánh tiên tiến của Pháp và mang hương vị phù hợp với người Việt.

Nếu như Givral đông đúc vào sáng sớm thì Brodard nhộn nhịp lúc buổi xế và tối, nơi tụ tập của “dân đi chơi đêm” của Sài thành. Brodard ở gần là các phòng trà, vũ trường Tự Do, Olympia, nên cũng là nơi lui tới của nhiều người trong giới nghệ sĩ.

Cửa hàng mang tên Chambon là Brodard sau này
Người chụp hình đang đứng ở ngã 3 Nguyễn Thiếp – Tự Do, mái hiên của Brodard
Sài Gòn năm 1979, đường Đồng Khởi nhìn từ trên cao. Góc dưới bên phải là đường Nguyễn Thiếp. Brodard lúc này đổi tên thành Nhà hàng 131 Đồng Khởi
Sai Gòn năm 1979, cửa hàng Bata nằm bên cạnh nhà hàng Brodard cũ (bìa phải)

Những hình ảnh đường Nguyễn Thiếp nhìn về phía đường Tự Do:

Một số hình ảnh góc đường Nguyễn Thiếp – Nguyễn Huệ:

Đường ngang là Nguyễn Huệ, góc phải hình là đường Nguyễn Thiếp

Restaurant ROYAL-SAIGON nằm ở góc Nguyễn Huệ – Nguyễn Thiếp
Hotel ROYAL-SAIGON, lúc này mang tên Khách sạn Mỹ Lệ ở góc Nguyễn Huệ – Nguyễn Thiếp

Xe taxi đang đi từ đường Nguyễn Thiếp ra đại lộ Nguyễn Huệ

Những hình ảnh đường Nguyễn Thiếp nhìn về phía đại lộ Nguyễn Huệ:

Một số hình ảnh từ ngã 3 Nguyễn Thiếp – Tự Do nhìn về phía công trường Lam Sơn, có Continental Palace:

Góc trái là đường Nguyễn Thiếp

Chiếc xe taxi đang chuẩn bị đi vào đường Nguyễn Thiếp

Một số hình ảnh đường Tự Do (Catinat), nhìn về phía ngã 3 với đường Nguyễn Thiếp:

Đường Tự Do nhìn về phía ngã 3 Tự Do – Nguyễn Thiếp. Góc dưới bên trái là đầu đường Thái Lập Thành (nay là Đông Du)
Đường Tự Do, bên phải là đường Thái Lập Thành (nay là Đông Du), bên trái là ngã 3 Nguyễn Thiếp – Tự Do


Đông Kha – chuyenxua.net